Dấu hiệu xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn tùy từng mức độ mà có các biểu hiện khác nhau như:
– Xuất huyết dưới da có thể tự phát hoặc sau chấn thương (va, đập,…) hay nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm lạnh, mệt, …và gặp ở mọi vị trí trên cơ thể. Có thể là các chấm, nốt, mảng, có khi tập trung thành từng đám xuất huyết. Sau một thời gian, đám xuất huyết chuyển màu đỏ, tím, vàng, xanh rồi mất đi.
– Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu chân răng, xuất huyết vùng niêm mạc mắt. Xuất huyết các màng như màng phổi, màng bụng, màng tim.
– Xuất huyết các tạng: Xuất huyết tiêu hoá như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hay máu tươi; Xuất huyết đường tiết niệu như đái ra máu; Xuất huyết não – màng não như nặng nề, tỉ lệ tử vong cao. Ở nữ có thể rong huyết tử cung, kinh nguyệt kéo dài hoặc chu kỳ kinh nguyệt gần nhau. Xuất huyết các tạng khác như gan, lách, phổi,…
– Các triệu chứng khác:
+ Sốt: có thể sốt nhẹ trong giai đoạn xuất huyết nhiều.
+ Gan, lách, hạch: thường không to. Có thể gặp lách to nhưng không quá mạng sườn trái. Khi mổ ra lách thường tăng khối lượng. Gan to ít gặp. Khi hết các triệu chứng xuất huyết, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
Nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu do 3 nguyên nhân chính là:
-
Nhiễm virus
-
Căn nguyên tại tủy xương
-
Một số nguyên nhân khác như dùng thuốc,…
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn gồm những thể nào?
Xuất huyết giảm tiểu cần vô căn phụ thuộc vào mức độ xuất huyết và được phân loại gồm 5 thể sau:
-
XHGTC ác tính: Xuất huyết ồ ạt nhiều nơi, Tử vong trong vài tuần.
-
XHGTC bán cấp: Bệnh kéo dài trong vòng 3 tháng hoặc hơn 3 tháng.
-
XHGTC mạn tính: Chiếm tỷ lệ cao nhất, bệnh diễn biến kéo dài hơn 6 tháng.
-
XHGTC từng lúc: Ít gặp, số lượng tiểu cầu giảm từng đợt.
Các biến chứng do xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn gây ra
– Xuất huyết não- màng não: tỉ lệ tử vong cao
– Xuất huyết cơ tim
– Xuất huyết màng ngoài tim.
– Xuất huyết tiêu hóa
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán
Dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng: huyết đồ, tuỷ đồ, xét nghiệm đông máu, xét nghiệm miễn dịch; xét nghiệm đồng vị phóng xạ để chẩn đoán bệnh và một số xét nghiệm như sinh hóa máu, điện giải đồ, x-quang phổi, siêu âm ổ bụng để theo dõi điều trị.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
– Điều trị sớm khi bệnh mới được phát hiện
– Điều trị triệu chứng
– Điều trị căn nguyên bằng ức chế miễn dịch
– Điều trị liên tục: theo dõi bệnh nhân lâu dài để có thể kết hợp điều trị nội ngoại khoa khi cần thíêt
– Theo dõi bệnh nhân sau cắt lách để đánh giá kết quả điều trị & điều trị tiếp tục nếu bệnh tái phát.
Các biện pháp điều trị đặc hiệu: dùng thuốc, cắt lách, điều trị triệu chứng như xuất huyết nếu giảm tiểu cầu nhiều cần truyền khối tiểu cầu. Tốt nhất truyền khối tiểu cầu cùng nhóm hoặc từ 1 người cho trong gia đình (cần loại bỏ bạch cầu). Nên truyền khối lượng lớn ngay từ đầu 6- 8 đơn vị/ngày. Nếu không có tiểu cầu, có thể truyền máu tươi hoặc huyết tương tươi để cấp cứu. Nếu thiếu máu truyền khối hồng cầu cùng nhóm là tốt nhất hoặc truyền máu tươi cùng nhóm.
Ngoài ra còn điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ chống bội nhiễm như: chảy máu chân răng cần súc miệng bằng nước sát khuẩn, điều trị kháng sinh nếu cần. Đảm bảo dinh dưỡng, ăn các đồ ăn mềm, bổ sung máu bằng các loại thực phẩm tốt cho máu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh