✴️ Nghiên cứu về Allicin có trong tỏi tía

 Allicin và các sản phẩm chứa Allicin

Đối với hàng nghìn năm trước tỏi đã được biết đến có nhiều tiềm năng y học đặc biệt. Trong lịch sử, tỏi đã được sử dụng để chữa bệnh thương hàn, bệnh dại.

  • Thực sự, sau khi Cavallito phát hiện ra Allicin – một hoạt chất được hình thành từ Alliin thành phần quan trọng của tỏi năm 1944 đã có tới 1500 công bố khoa học và vô số các nghiên cứu khác xung quanh vấn đề dược học của tỏi (ULR1). Vì vậy, người xưa đã đặt cho tỏi những biệt hiệu: thần dược, thuốc bách bệnh.

Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của 2 loại bệnh tim mạch và ung thư, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến tác dụng chống oxy hóa, chống đột biến tế bào, hạ độ mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ máu đông của một số hoạt chất thiên nhiên. Trong đó, tỏi là một gia vị có hoạt chất quan trọng tổng hợp nên Allicin – chất có khả năng chống oxy hóa mạnh nhất, có thể ngăn chặn các quá trình trên (ULR2).

 

Dùng tỏi tía đúng cách

Mặc dù Tỏi tía rất tốt cho sức khoẻ, nhưng đa số mọi người vẫn chưa biết cách dùng đúng loại “gia vị thuốc” này.

  • Thói quen vẫn là dùng tỏi làm gia vị chiên, xào cùng với thức ăn. Điều này sẽ làm mất đi phần lớn hoạt chất quý của Tỏi.
  • Ăn tỏi tía sống cũng không hiệu quả vì chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển thành Allicin dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa dùng tỏi sống mùi rất khó chịu và gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực.

Tỏi có 3 hoạt chất chính: allin, liallyl sulfide và ajoene. Allin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi.

Khi tỏi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của men allinase, chất allin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Allicin dễ mất hoạt tính sau khi được hình thành và càng để lâu càng mất hoạt tính. Đặc biệt là sẽ bị phá hủy hoạt tính khi ở nhiệt độ cao.

Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin (ULR2). Bên cạnh đó, Allicin có một số dược tính có lợi mà giúp cho cơ thể có khả năng tăng cường đáp ứng lại một số bệnh. Các nghiên cứu gần đây đã công bố Allicin :

  • Tăng cường hoạt tính của các tế bào trong quá trình thực bào.
  • Tăng cường hoạt tính của các tế bào giết tự nhiên
  • Ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh
  • Ức chế sự phát triển của những tế bào ung thư (ULR3)

 

Tỏi tía giúp khỏe người, đẹp dáng

Hai nhà hóa học người Mỹ Chester J. Cavallito và John Hays Baiely là những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và phân lập thành công hoạt chất Allicin trong tỏi tía năm 1944. Cho tới nay, hàng ngàn công trình nghiên cứu về công dụng của Allcin từ cây tỏi do các nhà khoa học trên khắp thế giới thực hiện đã được công bố trên thư viện Y khoa Mỹ.

Tỏi tía có khả năng điều hòa cholesterol toàn phần. Bởi hoạt chất Allicin trong tỏi tía làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan do ức chế Men HMG – CoA reductase. Đây là men khởi phát giúp hình thành cholesterol nội sinh ở gan, làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ức chế sinh tổng hợp men này sẽ làm giảm tổng hợp cholesterol.

  • Ngoài ra, allicin trong tỏi tía làm tăng hoạt hóa LDL receptors – giúp thu gom các cholesterol xấu (LDL) trong máu và thải ra ngoài.
  • Do vậy,tỏi tía có tác dụng giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ.

Dùng tỏi tía đúng cách

Mặc dù Tỏi tía rất tốt cho sức khoẻ, nhưng đa số mọi người vẫn chưa biết cách dùng đúng loại “gia vị thuốc” này.

  • Thói quen vẫn là dùng tỏi làm gia vị chiên, xào cùng với thức ăn. Điều này sẽ làm mất đi phần lớn hoạt chất quý của Tỏi.
  • Ăn tỏi tía sống cũng không hiệu quả vì chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển thành Allicin dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa dùng tỏi sống mùi rất khó chịu và gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực.
  • Ngoài ra, nên uống dầu tỏi tía vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc trước bữa ăn tối. Cách sử dụng này vừa làm kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi lại đỡ bị mùi khó chịu của tỏi gây ra. Sáng ngủ dậy, người rất nhẹ nhõm, sảng khoái, lại không còn mùi tỏi nữa.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top