✴️ Nguyên tắc ăn uống cho bà bầu bị tiểu đường

Nội dung

Nguyên tắc chung khi bà bầu bị tiểu đường

Ngoài ra, rau thai còn có tác dụng kháng insulin, khiến cho insulin tiết ra không đầy đủ. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và quá trình thai nghén như dễ gây sảy thai, tăng huyết áp, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Đông y cho rằng tiểu đường (tiêu khát) chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, lại do ăn uống không điều độ, cuộc sống tinh thần hay căng thẳng, tình dục mệt mỏi quá độ… mà gây ra.

Bệnh gồm 2 loại:

  • Có triệu chứng điển hình (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, trọng lượng giảm, thị lực giảm, đường máu cao);

  • Không có triệu chứng (dạng ẩn, trong gia đình có người bị tiểu đường hoặc tiền sử sinh nở con to, dị dạng).

Bà bầu bị tiểu đường cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột. Lúc mang thai, đại đa số cơ thể âm hư nên cần ăn các thứ bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp…

Ngoài ra, do tiểu nhiều nên mất nhiều nước nên phải bổ sung nước và chất điện giải; nên uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát (như quýt, lê tươi).

Bà bầu bị tiểu đường

Một số món ăn bài thuốc dành cho bà bầu bị tiểu đường

Lá khoai lang 50 g, bí xanh 100 g, cùng thái vụn thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều uống nhiều.

Râu ngô 50 g, nước 1,5 lít, sắc còn 700 ml, chia thành hai lần uống hết trong ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, khát nhiều.

Râu ngô 30-60 g, thịt trai 50-200 g, cùng nấu, thêm gia vị, uống cách ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường, miệng khát.

Mướp đắng 150 g, bỏ hạt, ruột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho dầu lạc vào chảo đun, sau cho mướp đắng, lửa to xào đến 10 phần chín 7, thêm 100 g đậu phụ, chút muối, tiếp dùng lửa to xào đến chín, mỗi ngày ăn một lần, ăn chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, đói, ăn nhiều.

Hành củ tươi 100 g, rửa sạch, dùng nước sôi hãm, thêm xì dầu vừa đủ làm rau ăn cơm, mỗi ngày hai lần, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều.

Sinh sơn dược 120 g, nấu với 1 lít nước, thay trà uống lúc ấm, uống hết thì ăn sơn dược.

Bột sinh sơn dược 80 g, hạt sen bỏ lõi 20 g, xích đậu giã nhừ 15 g, bột gạo nếp 500 g, trộn đều làm thành viên tròn nhỏ, nấu canh cùng ăn. Hai bài trên dùng cho người tiểu đường lúc mang thai, ăn uống không điều độ.

Cám tiểu mạch, nấu cháo ăn, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần một bát, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai có âm hư, người bức bối.

Rễ lau tươi 30 g, gạo tẻ 50 g, thêm nước 1,5 lít, sắc rễ lau, lấy 1 lít nước sắc, cho gạo vào, nấu cháo ăn. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, âm hư, miệng khát.

Mấu chốt của việc chữa trị tiểu đường thai nghén là kiểm soát uống để khống chế lượng đường huyết trong máu không cho tăng quá vì có thể dẫn đến sảy thai, hôn mê do tăng đường huyết. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị. Trường hợp nặng cần dùng thêm thuốc để chữa, món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.

Với những mẹ bầu bị tiểu đường, cần lựa chọn chế độ ăn sao cho đảm bảo dinh dưỡng mà vẫn lành mạnh và không làm tăng nồng độ đường trong máu.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi cơ thể mẹ bầu không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường trong máu, khiến lượng đường trong máu tích tụ và tăng cao quá tiêu chuẩn cho phép. Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến những biến chứng nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn chế độ ăn phù hợp để kiểm soát lượng đường trong máu.

Kế hoạch ăn uống cho bà bầu bị tiểu đường

Nguyên tắc ăn uống

Nguyên tắc để xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho mẹ bầu bị tiểu đường là kiểm soát bữa ăn theo kế hoạch cụ thể. Thay vì ăn theo sở thích, mẹ bầu hãy lên kế hoạch ăn uống theo từng tuần và tính toán thành phần dinh dưỡng cụ thể sao cho cân đối với nhu cầu trong từng giai đoạn của thai kỳ. Hãy đảm bảo rằng lượng calo và đường nạp vào cơ thể phù hợp với chiều cao, cân nặng, cường độ vận động của mình cũng như sự phát triển của thai nhi.

Nhu cầu dinh dưỡng 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu bị tiểu đường nên xác định nhu cầu calo của bản thân trong một ngày, từ đó tính ra lượng vitamin, protein, carbonhydrate và chất béo cần thiết để điều chỉnh thói quen ăn uống hiện tại. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên kiêng khem quá nếu không bé sẽ bị chậm phát triển.

Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Mẹ bầu hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ và sử dụng các loại thực phẩm phong phú một cách khéo léo. Lượng đường huyết sẽ ổn định hơn nếu bạn phân bổ đều nguồn dinh dưỡng thay vì tập trung ăn nhiều vào các bữa chính. Trong từng bữa ăn, hãy lưu ý đến lượng chất xơ và protein để duy trì năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu.

Hạn chế thực phẩm nhiều đường và có chất ngọt tự nhiên

Mẹ bầu hãy hạn chế tối đa các loại thực phẩm và đồ uống nhiều đường như nước trái cây, nước ngọt, trà có đường, bánh kẹo… Thậm chí, sữa cũng chứa nhiều lactose – một loại đường đơn làm tăng lượng đường huyết nên mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung canxi và dưỡng chất từ các nguồn khác.

Vì vậy, ngoài việc chú ý giữ gìn sức khỏe, tăng cường rèn luyện thân thể, mẹ bầu bị tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu cao hơn bình thường cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. 

Một số thực phẩm cho bà bầu bị tiểu đường

Khoai lang

Khoai lang có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn khoai lang cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón thai kỳ.

Hành tây tím

Trong hành tây tím có chứa nhiều hóa chất tự nhiên có tác dụng cao trong việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu, chống viêm, chống hen suyễn… Hành tây tím có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Rong biển

Hàm lượng vitamin, protein, carotein… trong rong biển tương đối phong phú, đặc biệt chứa rất ít đường nên có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Rong biển có thể chế biến thành nhiều món chay, mặn khác nhau. Đặc biệt, rong biển nấu canh rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Cà rốt

Cà rốt có nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho… Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19mg canxi, 32mg photpho, 233mg kali, 7mg vitamin C, 7gr carbonhydrat, 5gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6000mcg vitamin A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol. Vì thế, không những chữa trị hiệu quả chứng táo bón trong thai kỳ mà cà rốt còn có tác dụng hạ huyết áp, rất có lợi cho mẹ bầu bị tiểu đường.

Cà rốt có thể chế biến theo nhiều cách: xào, nấu, ngâm dấm… hoặc làm thành sinh tố, nước ép cũng rất ngon.

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ chứa nhiều polysaccharides có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra, hàm lượng protein , carotene, vitamin, chất sắt , natri, kali, canxi và các khoáng chất khác trong mộc nhĩ cũng tương đối cao nên không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu mà còn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.

Mướp đắng

Theo các nghiên cứu lâm sàng gần đây, mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) rất có giá trị trong việc chữa trị cao huyết áp. Mướp đắng tươi có thể sử dụng chế biến món ăn hoặc phơi khô để uống trà. Tuy vậy, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng vì có tính hàn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top