Những cách làm sạch phổi

Phổi khỏe mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm

Sử dụng máy lọc không khí

Bắt đầu làm sạch phổi của bạn bằng cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Bạn có thể mua một máy lọc không khí cho gia đình mình. Hiện nay có rất nhiều loại máy lọc không khí có thể loại bỏ bụi, nấm móc, chất gây dị ứng… Ngoài việc sử dụng máy lọc không khí, hãy chắc chắn rằng bạn luôn vệ sinh sạch sẽ các tất cả các lỗ thông hơi trong nhà như trong phòng tắm, điều hòa không khí…

 

Loại bỏ mùi hương nhân tạo

Những loại nến sáp thơm khử mùi trong nhà, tủ lạnh hay những chất tẩy rửa gia dụng có thể chứa những chất gây kích ứng cho phổi. Vì thế, hãy kiểm tra kĩ trước khi sử dụng hoặc thay thế chúng bằng những sản phẩm có thành phần hoàn toàn tự nhiên.

 

Tập một số bài tập thở

Một số bài tập thở có thể cải thiện chức năng phổi, đặc biệt đối với những người hiện đang hút thuốc, người đã hút thuốc trong quá khứ hoặc những người bị tổn thương phổi do bệnh phổi mạn tính. Bạn có thể xin ý kiến của bác sĩ để có những bài tập phù hợp.

 

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế là phương pháp nhằm giải phóng đờm dịch ra khỏi phổi nhờ trọng lực. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật đặc biệt chuyên sâu. Vì vậy, bạn cần được khám cẩn thận và có sự can thiệp của bác sĩ nếu muốn sử dụng phương pháp này.

 

Thay đổi chế độ ăn uống của bạn

Vitamin D

Ăn thực phẩm giàu vitamin D có thể cải thiện sức khỏe phổi của bạn. Một nghiên cứu năm 2017 về những người mắc bệnh hen suyễn cho thấy mức độ vitamin D lành mạnh đã làm giảm số cơn hen suyễn cần điều trị bằng corticosteroid. Những thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến như các loại cá, trứng…

 Thực phẩm và đồ uống chống viêm

Trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Một số thực phẩm và đồ uống có chứa chất chống oxy hóa, chống viêm. Việc giảm  viêm đường thở có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn. Trong một nghiên cứu của Hàn Quốc, tiêu thụ trà xanh chỉ hai lần một ngày đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ở những người từ 40 tuổi trở lên. Một số những lựa chọn khác bao gồm các loại quả mọng, bông cải xanh và nghệ.

Chất béo lành mạnh

Bạn cũng có thể chọn chế độ ăn kiêng có hàm lượng carbohydrate thấp hơn và chất béo lành mạnh cao hơn. Chuyển hóa carbohydrate tạo ra nhiều carbon dioxide và sử dụng nhiều oxy hơn so với chuyển hóa chất béo.

 

Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện dung tích phổi. Bạn có thể chạy bộ, đạp xe, bơi lội…Nếu bạn bị bệnh phổi mạn tính, hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể thiết lập một chế độ luyện tập phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top