Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, người trưởng thành, trừ những trường hợp có thai, nếu chỉ số khối cơ thể BMI từ 25 đến 29,9 được cho là thừa cân. Nếu chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30 thì được gọi là béo phì. Theo Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ người Việt Nam bị thừa cân béo phì đã tăng từ 8.5% (2010) lên 19% (2020).
Không chỉ là tác nhân dễn đến nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm như tiểu đường và tim mạch, béo phì còn là một trong những bệnh nền tạo điều kiện cho sự xâm nhập dễ dàng của virus, làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng khi người bệnh nhiễm Covid-19.
Người ít vận động nhưng lại nạp các đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, đường hoặc muối, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc đồ uống có gas... sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì cao hơn.
Để có thể ăn vặt một cách an toàn, tránh hiện tượng thừa cân béo phì, các chuyên gia cho rằng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với lối sống khoa học và các hoạt động thể dục thể thao là cách tối ưu để đốt cháy các loại mỡ thừa tích tụ khắp nơi trên cơ thể.
Muốn duy trì một chế độ dinh dưỡng vừa cân bằng vừa lành mạnh đối với sức khỏe, bạn nên cân nhắc khẩu phần bữa ăn nhẹ của mình, tránh ăn quá nhiều cùng một lúc mà nên chia chúng thành các phần nhỏ, bảo đảm nguồn năng lượng nạp vào của bạn không quá cao so với nhu cầu hoạt động.
Cụ thể, bạn nên lựa chọn những món ăn nhẹ ít chất béo bão hòa, ít đường và muối, nhưng lại cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như salad rau xanh, sữa chua, mứt hoa quả không đường, các loại thanh hạt dinh dưỡng được làm từ óc chó, hạnh nhân, hạt điều...
Thanh hạt dinh dưỡng những năm gần đây đã trở thành một món ăn quen thuộc với những người muốn giảm cân, ăn kiêng hay ăn theo phương pháp eatclean, bởi chúng thường ít đường, ít muối, ít dầu mỡ nhưng lại chứa nhiều các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh