Sn-2 palmitate (OPO) trong sữa mẹ quan trọng với trẻ

Nội dung

Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ quên hay hạn chế cho con ăn chất béo vì tâm lý sợ con thừa cân. Tuy nhiên đây là sự hiểu lầm nghiêm trọng vì chất béo lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Riêng với trẻ em trong 3 năm đầu đời, đây là giai đoạn vàng giúp xây dựng và hình thành 80% cấu trúc não bộ mà chất béo chiếm đến 60% cấu tạo vỏ não nên rất cần thiết. Vậy có bao nhiêu loại chất béo và bổ sung thế nào cho đúng cách để bé phát triển khỏe mạnh? 

 

Chất béo được phân loại như thế nào?

Chất béo được chia làm 2 loại chính là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa.

  • Chất béo bão hòa chủ yếu có trong bơ, sữa, óc heo, mỡ động vật…Loại chất béo này là một trong những thành phần thiết yếu để xây dựng nên mô và các cơ quan của cơ thể.
  • Các chất béo không bão hòa được tìm thấy dồi dào ở các loại cá béo, đặc biệt là cá hồi. Trong đó, DHA, EPA (thuộc nhóm Omega 3) giữ vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương của trẻ, giúp xây dựng và phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn 03 năm đầu đời.

 

Chất béo thiết yếu & phù hợp cho trẻ 06 tháng – 03 tuổi

Các chuyên gia khuyến nghị, ba mẹ nên bổ sung đủ cả 2 loại chất béo bão hòa và không bão hòa trong thực đơn của trẻ theo tỉ lệ 3:7. Trong đó, chất béo bão hòa có vai trò duy trì các tế bào và mô khỏe mạnh. Trẻ em không được bổ sung đầy đủ chất béo bão hòa có nguy cơ thiếu hụt năng lượng và dễ dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi.

Quan trọng hơn, chất béo không bão hòa càng là nhóm không thể thiếu vì liên quan mật thiết đến sự phát triển não bộ của bé, đặc biệt là Omega-3. 2 dưỡng nhất tiêu biểu trong nhóm này DHA, EPA. 

 

DHA chiếm tới 1/4 lượng chất béo trong não, chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám, được gọi là “gạch xây cho não”. Với màng tế bào thần kinh, DHA tăng sự đàn đồi, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Ngoài ra, DHA còn tham gia vào quá trình hình thành các nơ-ron thần kinh, vận chuyển glucose để cung cấp năng lượng cho não bộ. Với mắt của trẻ, DHA chiếm đến 93% trong tổng số các acid béo tại tế bào võng mạc.

Song song đó, EPA cũng rất cần thiết. EPA đóng vai trò quan trọng trong chức năng truyền- nhận tín hiệu của não bộ, giúp tăng khả năng học và tập trung. Bên cạnh đó, EPA hỗ trợ tăng cường hoàn thiện hệ miễn dịch, từ đó giảm ho do dị ứng và hen ở trẻ nhỏ.

Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ không còn bú mẹ hoàn toàn nên cần được bổ sung đủ DHA, EPA qua các loại thực phẩm. Nguồn thực phẩm giàu DHA, EPA nhất là các loại cá béo, đặc biệt là cá hồi, cá tuyết, cá thu và cá trích. 

Tuy nhiên, trong độ tuổi từ 06 tháng đến 03 tuổi, cách bổ sung chất béo từ thực phẩm có thể chưa cung cấp đủ hàm lượng cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Vì ở độ tuổi này, trẻ thường không ăn được nhiều. Do đó, các bậc phụ huynh có thể sử dụng dầu ăn dinh dưỡng đặc chế dành riêng cho trẻ có chiết xuất từ cá hồi với liều lượng 2 muỗng (10ml) vào 2 khẩu phần ăn/ngày  để đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ lượng chất béo cần thiết.

Tóm lại, trẻ em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cần được bổ sung đầy đủ và cân bằng các loại chất béo bão hòa và không bão hòa, đặc biệt là DHA và EPA để phát triển não bộ toàn diện.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top