Thiếu hụt vitamin B12 và nguy cơ đột quỵ

Nội dung

Thiếu vitamin B12 là một trong những yếu tố góp phần gây ra nguy cơ đột quỵVitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm. Thiếu hụt dinh dưỡng từ lâu đã được biết là gây ra các vấn đề về sức khoẻ, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ có thai. Thiếu vitamin B12 có thể góp phần gây đột quỵ ở mọi lứa tuổi, và có thể dẫn tới gia tăng nguy cơ đột quỵ ở trẻ em và phụ nữ có thai.

 

 

Mối liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin B12 và đột quỵ

Sự thiếu hụt dinh dưỡng của folic acid, vitamin B, và đặc biệt là vitamin B12, gây ra sự gia tăng homocysteine. Dư thừa homocysteine ​​gây ra viêm các mạch máu và mất cân bằng oxy hóa.

Viêm là nguyên nhân chính gây đột quỵ. Viêm là sự tích tụ của các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng. Nhưng viêm liên quan đến thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến tổn thương mạch máu và sự tích tụ các chất dư thừa bên trong các mạch máu. Sự tích tụ này có thể dẫn đến sự gián đoạn dòng máu bình thường trong não - đó là đột quỵ.

Hậu quả khác là mất cân bằng oxy hóa, làm tổn thương các mạch máu, khiến chúng dễ bắt dính với các thành phần khác và máu, hình thành cục máu đông và dẫn đến chảy máu.

Do đó, thiếu vitamin B12 có thể là thủ phạm gây đột qụy.

 

 

Chẩn đoán

Nồng độ vitamin B12 có thể được xác định bằng xét nghiệm máu. Mức bình thường được ước lượng là từ 200 đến 900 (pg/mL). Tuy nhiên, xét nghiệm định lượng vitamin B12 không phải là một phần của khám sức khoẻ định kỳ. Và một số chuyên gia chỉ ra rằng sự thiếu hụt vitamin B12 ở giai đoạn sớm không được phát hiện bằng cách định lượng vitamin B12 trực tiếp, mà bằng các xét nghiệm mức homocysteine ​​hoặc methylmalonic trong huyết tương.

Thiếu vitamin B12 tạo ra một tình trạng thiếu máu gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Đối với những người bị thiếu máu loại này, cơ thể có ít hồng cầu và hồng cầu có kích thước to hơn bình thường và không thể hoạt động bình thường được. Mặc dù đây không phải là dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt vitamin B12, nhưng có thể được phát hiện và xét nghiệm thường xuyên hơn các cách khác để phát hiện sự thiếu hụt vitamin B12.

Thiếu vitamin B12 cũng có liên quan đến một số vấn đề sức khoẻ khác, bao gồm bệnh thần kinh (tổn thương thần kinh) và chứng sa sút trí tuệ.

 

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu vitamin B12. Điều rõ ràng nhất là suy dinh dưỡng và thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn. Mặc dù chế độ ăn chay thường được coi là có lợi cho sức khoẻ, nhưng có một vài chất dinh dưỡng đặc biệt thiếu trong hầu hết các loại thức ăn chay, một trong số đó đáng chú ý nhất là vitamin B12.

Tuy nhiên, thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn uống không phải là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu vitamin B12. Đôi khi, bạn có thể không hấp thụ đủ vitamin B12 trong cơ thể, ngay cả khi bạn ăn đủ.

Uống rượu lâu ngày và sử dụng rượu nặng có thể gây ra thiếu hụt dinh dưỡng ngay cả khi bạn đang nạp đủ vitamin B12 trong thực phẩm của bạn. Điều này là do những thay đổi trao đổi chất trong cơ thể mà làm cho cơ thể khó khăn để hấp thụ đúng và sử dụng vitamin B12 và các chất dinh dưỡng khác, dẫn đến đột quỵ.

Các tình trạng sức khỏe và các bệnh nhiễm trùng gây cản trở hấp thu vi chất ở dạ dày hoặc ảnh hưởng đến chức năng của ruột non có thể dẫn đến thiếu vitamin B12, ngay cả khi chế độ ăn phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng.

 

Kiểm soát

Vitamin B12 là một loại vitamin mà bạn có thể nạp được từ việc ăn thịt đỏ và gan, là hai loại thực phẩm có mức vitamin B12 cao nhất. Các nguồn khác bao gồm gà, trứng, sữa... Thông thường, rất khó để có đủ vitamin B12 từ nguồn thực phẩm chay.

Nếu bạn là người ăn chay, bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin B12 hoặc thường xuyên bổ sung vitamin B12 thông qua các thực phẩm chức năng. Đối với những người có vấn đề với việc hấp thụ đủ vitamin B12 do các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột, có thể cân nhắc tiêm B12 để tránh thiếu hụt.

 

Lời khuyên

Thông thường, đột quỵ, do huyết khối hoặc chảy máu trong não, gây ra bởi các vấn đề sức khoẻ như tăng huyết áp và cholesterol cao, thường liên quan đến việc thừa một số thành phần dinh dưỡng nhất định (chất béo và cholesterol nạp vào nhiều có thể góp phần làm cholesterol máu cao và muối có thể góp phần làm tăng huyết áp).

Nhưng thiếu vitamin B12, quá ít chất dinh dưỡng, là một trong số ít những thiếu sót về chế độ ăn uống liên quan đến đột quỵ. Mức kali thấp cũng liên quan đến tỷ lệ đột quỵ gia tăng. Và vì bạn thường có thể tăng lượng chất dinh dưỡng cần thiết mà không tốn nhiều công sức, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung dinh dưỡng nếu cần.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top