Cơ chế của các nhóm thuốc hạ huyết áp

Nội dung

1.Sinh lý tim mạch và huyết áp

Để hiểu được cơ chế của các nhóm thuốc hạ huyết áp. Trước tiên, chúng ta cùng ôn lại về sinh lý huyết áp. Trước tiên, huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch, và được tính theo công thức sau: Huyết áp (BP) = cung lượng tim (CO) x sức cản thành mạch (R) [1].

Trong đó:

• Cung lượng tim là lượng máu mà tim tống đi được trong vòng 1 phút

• Sức cản thành mạch là sức cản của thành mạch đối với dòng máu.

Thêm nữa, lượng máu mà tim tống đi trong vòng 1 phút = lượng máu mà tim tống đi trong vòng 1 nhịp (thể tích nhát bóp) x số nhịp tim (tần số tim). Như vậy, cung lượng tim = thể tích nhát bóp (SV) x tần số tim (HR). [2]

 

Từ [1] và [2] ta có: Huyết áp = thể tích nhát bóp x tần số tim x sức cản thành mạch.

Do đó, để làm giảm huyết áp, ta có thể làm giảm thể tích nhát bóp, tần số tim hoặc sức cản thành mạch (hoặc làm giảm 2/3 yếu tố hoặc cả 3 yếu tố này).

 

Nhắc lại, thể tích nhát bóp (SV) là lượng máu mà tim tống đi trong vòng 1 nhịp. SV tỷ lệ thuận với tiền gảnh và sức co bóp của tim. Tiền gánh là gánh nặng xảy ra trước khi tâm thất co bóp, nó liên quan đến lượng máu về tim. Khi lượng máu về tim càng nhiều (tăng tiền gánh), tim co bóp càng mạnh, để có thể tống được nhiều máu đi hơn – tức là SV tăng. Như vậy, tăng tiền gánh làm tăng SV, và làm tăng huyết áp. Sức co bóp của tim càng mạnh, tỉm tống được càng nhiều máu đi (SV tăng), dẫn đến tăng huyết áp. Ngoài ra SV còn phụ thuộc vào hậu gánh - là gánh nặng mà tìm gặp phải, sau khi tâm thất co bóp. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không tìm hiểu trong bài viết này. Vi SV tỷ lệ thuận với tiền gánh và sức co bóp của tim. Nên khi làm giảm được tiền gánh và/hoặc giảm sức co bóp của tim, ta sẽ làm giảm được SV, qua đó làm giảm được huyết áp.

Tần số tim (HR) là số nhịp tim trong vòng 1 phút. Mặc dù tim có hệ thống dẫn truyền tự động tạo và dẫn truyền xung điện tim, kích thích tim đập. Nhưng hoạt động của tim vẫn chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh tự động (giao cảm và phó giao cảm). Cụ thể, khi bạn tập luyện hay chơi thể thao, hệ giao cảm sẽ kích thích tim đập nhanh và mạnh. Ngoài ra hệ giao cảm còn gây co mạch máu. Do đó, nếu ức chế được hoạt động của hệ giao cảm, tim sẽ đập chậm và yếu hơn, tức là tần số tim giảm và sức co bóp giảm, đồng thời mạch máu giãn ra, từ đó làm giảm huyết áp.

Sức cản thành mạch (R) là sức cản của thành mạch đối với dòng máu. Khi máu chảy qua thành mạch, nó sẽ ma sát với thành mạch và chạy chậm lại. Sức căn này phụ thuộc vào đường kính của lòng mạch. Khi đường kính lòng mạch hẹp lại (co mạch), máu sẽ ma sát với thành mạch nhiều hơn, tức là R tăng, gây tăng huyết áp. Ngược lại, giãn mạch sẽ làm giảm huyết áp.

2. Cơ chế của các nhóm thuốc hạ áp

Một số thuốc hạ huyết áp thường dùng như sau: thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể B-giao cảm, thuốc chẹn thụ thể a-giao cảm, thuốc giãn mạch trực tiếp, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin ATI.

Thuốc chẹn kênh canxi tác động với các sợi cơ trơn của mạch máu. Để có thể các sợi cơ trơn mạch máu có thể co, ion canxi ở ngoài cần đi qua các kênh canxi ở màng, để vào bên trong sợi cơ. Nhóm thuốc này ức chế các kênh canxi, làm ion canxi không thể đi vào các sợi cơ trơn, từ đó làm các sợi cơ này giãn, tức là gây giãn mạch máu và giảm huyết áp.

Thuốc giãn mạch cũng làm giãn mạch máu, tuy nhiên lại theo cơ chế khác. Mạch máu có cấu tạo nhiều lớp, trong đó lớp nội mô (lớp trong cùng tiếp xúc với dòng máu) có thể tiết ra một chất có tên là ni-tơ oxit (NO). NO có tác dụng kích thích các sợi cơ trơn (lớp giữa của mạch máu) giãn ra, gây giãn mạch. Nhóm thuốc này gây giãn mạch bằng cách kích thích lớp nội mổ tiết nhiều NO.

Thuốc lợi tiểu làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, làm giảm lượng dịch trong cơ thể. Khi lượng dịch trong cơ thể giảm, lượng máu về tim giảm, tức là tiền gánh giảm. Tiền gảnh giảm lâm huyết áp hạ xuống.

Thụ thể ở là thụ thể của hệ thần kinh giao cảm có ở tim. Thuốc chẹn thụ thể ức chế tác động của hệ giao cảm lên tim. Làm tim đập chậm và yêu hơn, tức là giảm tần số tỉm và giảm sức co bóp, từ đó làm giảm huyết áp.

Thụ thể a là thụ thể của hệ thần kinh giao cảm có ở mạch máu. Thuốc chẹn thụ thể ức chế tác động của hệ giao cảm lên mạch máu, gây giãn mạch và làm giảm huyết áp.

Hệ renin-angiotensin-aldosterol có vai trò làm tăng huyết áp. Khi huyết áp giảm, thận sẽ tiết ra renin, sau một vài bước, angiotensin II được tạo ra. Angiotensin II gây co mạch, cũng như kích thích thận tăng giữ nước – làm tăng tiền gánh, từ đó làm tăng huyết áp. Thuốc ức chế men chuyến làm angiotensin I không thể chuyển thành angiotensin II, làm giảm huyết áp. Trong khi đó, chẹn thụ thể ATI làm angiotensin II không gắn được lên thụ thể của chúng ở mạch máu hay ở một số cơ quan khác, từ đó không phát huy được công dụng. Điều này cũng làm huyết áp giảm xuống.

return to top