✴️ CORTICOID và NSAID - lưu ý khi sử dụng

Hiện nay, có 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến đó là thuốc kháng viêm Non- Steroid và corticoid (có steroid). Mặc dù cả hai đều có tác dụng chống viêm tuy nhiên thuốc Non- Steroid không có tác dụng gây nghiện, thuộc nhóm kháng viêm ngoại vi, ít tác dụng phụ. Trong khi đó, nhóm các thuốc corticoid có hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh nhưng lại có một số tác dụng phụ cùng những quy định vô cùng nghiêm ngặt khi sử dụng nếu không có thể đe dọa đến tính mạng.

Vì vậy chúng ta nên nắm rõ cơ chế tác dụng, tác dụng điều trị cũng như chỉ định của từng nhóm thuốc để biết được khi nào nên dùng Corticoid khi nào nên dùng Non-Steroid (NSAID) nhằm tăng tác dụng đều trị và hạn chế được tác dụng phụ khi dùng thuốc.

☑ NSAID là giảm đau, kháng viêm, hạ sốt.

Nhóm này chia làm 2 nhóm nhỏ là

+ Không chọn lọc ức chế cả cox 1 và cox 2 : Nghĩa là nếu hoạt chất trong nhóm này sẽ gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa , mạch máu, thận.

Hoạt chất gồm : Aspinrin, Ibuprofen, Diclofenac, Indomethacin, Piroxicam , Ketoprofen..

+ Ức chế chuyên biệt cox 2: Các hoạt chất nằm trong nhóm này sẽ giảm tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, tuy nhiên lại có ADR trên tim mạch.

Hoạt chất: Celecoxib, Meloxicam, Nimesulide, Etoricoxib.

=> Thông thường khi chỉ định điều trị cần tìm hiểu rõ tiền sử bệnh của người bệnh để có hướng dùng thuốc phù hợp. Các đối tượng bệnh hen, tim mạch, dạ dày, suy thận cần đi khám bác sĩ để được chỉ định hợp lý.

Các thuốc này chủ yếu dùng nhiều trong những case cơ xương khớp, ít khi thấy xuất hiện trong các toa hô hấp hay mô mềm.

CORTICOID: thuốc này có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, ức chế miễn dịch (liều cao).

Một số hoạt chất trong nhóm: Prednisolon, prednison, methylprednisolon, hydrocortison, dexamethason, betamethason, Triamcinolon.

Một số dạng xịt mũi , họng : Budesonid , Fluticason.

Về tác dụng trong điều trị :

Corticoid tham gia vào điều trị các trường hợp viêm, các trường hợp dị ứng, hen phế quản, các bệnh nhiễm trùng về da và mắt.

Ghi chú : Đây là loại có hiệu lực kháng viêm mạnh tuy nhiên lại nhiều tác dụng phụ . Là loại chỉ dùng ngắn ngày điều trị bệnh, không dùng dài hạn. Nếu có dùng dài hạn khi ngưng thuốc phải giảm liều và ngưng từ từ, theo dõi.

Hầu hết trường hợp điều trị bằng corticoid dài ngày cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ hay gặp : Loét dạ dày, hội chứng cushing, suy thận...

 

⁉ Vậy thì khi nên thì nên dùng NSAID khi nào thì nên dùng corticoid️⁉

☑ Dùng NSAID khi: 

Sử dụng thuốc kháng viêm NSAID khi bệnh nhân bị viêm khớp có dấu hiệu đau dạ dày, cần cân nhắc sử dụng các thuốc ức chế Cox-2.

Thông thường cần kèm thêm các PPI để đảm bảo rằng không ảnh hưởng nhiều đến dạ dày.

( Lưu ý rằng thông thường NSAID chỉ sử dụng trong các trường hợp cơ xương khớp. Ít khi dùng trong da mô mềm hoặc hô hấp )

☑ Dùng CORTICOID khi:

Bệnh nhân dị ứng với nhóm NSAID, bệnh nhân có tiền sử hen phế quản ( NSAID chống chỉ định cho trường hợp này )

Các trường hợp viêm về hô hấp, da mắt, các trường hợp dị ứng.

Corticoid đường khí dung còn dùng để kiểm soát các cơn hen phế quản.

 

Một số biệt dược thông dụng tại nhà thuốc

☑ Nhóm NSAID:

  • Diclofenac: Voltaren, Cataflam.
  • Celecoxib: Celebrex, Sagacoxib, Cenoxib.
  • Meloxicam: Mobic, Melosafe
  • Piroxicam: Brexin , APOpiroxicam
  • Etoricoxib: Arcoxia, Etotab.
  • Ibuprofen
  • Indomethacin
  • Nimesulide
  • Tenoxicam
  • Lornoxicam : vocfor
  • ...

☑ CORTICOID

  • Prednisolon : Solupred, Sunapred.
  • Methylprednisolon : Medrol, Menison
  • Betamethason
  • Dexamethason
  • Triamcinolon
  • Hydrocortison
  • Và các dạng thuốc bôi, thuốc xịt mũi-họng.
  • ...

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top