Bồ công anh thường hay dùng trong các bài thuốc chữa lở loét, mụn nhọt, tắc tia sữa… Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng nguyên liệu này, bạn nên tìm hiểu thật kĩ để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
Hình ảnh cây bồ công anh từ rễ, lá, hoa
Đặc điểm của cây
Bồ công anh thuộc cây thân cỏ, rễ đơn, có hình trụ dài khỏi. Phần lá xuất phát từ rễ có bề mặt nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, bên rìa có khía răng uốn lượn. Hoa thì có màu nâu ở mặt lưng, quả có mỏ dài và bế 10 canh.
Phân bố
Thường mọc hoang ở những vùng núi cao như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt và mọc hoang nhiều ở Trung Quốc.
Thu hái – sơ chế
Thông thường cây được thu hoạch vào khoảng từ tháng 4 đến tháng năm là thời kỳ cây có vị đắng mạnh. Người thu hoạch sẽ chọn cây nhỏ có lá dài, thân và cành có màu tím. Sau đó đem cây phơi vào bóng râm cho khô.
Hình ảnh dược liệu bồ công anh
Bào chế thuốc
Thông thường cây sau khi thu hoạch sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô. Sau đó được bảo quản để dùng dần.
Bảo quản
Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng khí, tránh mối mọt
Thành phần hóa học
Bồ công anh gồm rất nhiều thành phần như: Taraxasrerol, Inulin, Pectin, Choline, Fructose, Glucose, Sucrose
Tính vị
Cây thuốc có vị ngọt, tính bình, không độc
Quy kinh
Kinh can, kinh vị
Tác dụng dược lý và chủ trị của bồ công anh
Cách dùng và liều lượng
Mỗi ngày dùng từ 12 đến 40g. Bên ngoài thường hay giã và đắp lên vùng sưng đau. Dùng bên trong thì còn tùy vào yêu cầu của bài thuốc.
Trà bồ công anh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
Độc tính
Bệnh nhân bị chứng thấp nhiệt ung độc thì không nên dùng. Không dùng cho người bị ung thư thuộc hư hàn âm.
Có rất nhiều bài thuốc sử dụng nguyên liệu chủ đạo là bồ công anh, cụ thể như:
1/ Tắc tia sữa
2/ Điều trị đinh nhọt
3/ Điều trị lở loét lâu ngày, rắn hoặc bọ cạp cắn
4/ Điều trị viêm kết mạc cấp tính
Có thể dùng nước nấu từ bồ công anh để xông mắt mỗi ngày 1 lần.
5/ Điều trị mụn nhọt
6/ Chữa đau dạ dày
7/ Chữa táo bón
Dùng khoảng 180g bồ công anh sắc nước uống 2 lần mỗi ngày.
8/ Chữa viêm ruột thừa
9/ Chữa viêm gan cấp tính
10/ Điều trị vết bỏng đã nhiễm trùng
11/ Chữa bệnh quai bị
12/ Chữa viêm bàng quang
13/ Chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú
Ngoài những bài thuốc đã được giới thiệu, bạn có thể thấy bồ công anh trong các bài thuốc khác. Chúng ta nên tìm hiểu kĩ để sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
Việc sử dụng cây thuốc nếu không cẩn trọng có thể gây ra một vài tác dụng phụ nư nôn mửa, viêm túi mật, viêm da… Chính vì vậy cần hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng. Không sử dụng bồ công anh cho một số đối tượng như:
Bồ công anh có tác dụng điều trị nhiều bệnh và có thể dùng để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên việc sử dụng cũng có khả năng xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, người dùng cần hết sức cẩn trọng và nghiên cứu thật kĩ để tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh