Tuyến dưới hàm nằm ở phần sau của tam giác dưới hàm. Các cạnh của tam giác dưới hàm được tạo bởi bụng trước và bụng sau cơ nhị thân và thân xương hàm dưới. Khoảng trước tuyến dưới hàm là mô liên kết và các hạch bạch huyết. Thông thường, hình dạng của tuyến dưới hàm trong các mặt cắt dọc và cắt ngang là hình tam giác (Hình 8). Tuyến dưới hàm có thể nối với tuyến mang tai hoặc tuyến dưới lưỡi bằng các mỏm tuyến.
Hình 8. Ảnh siêu âm cắt chếch theo xương hàm (a) và sơ đồ tương ứng (b) cho thấy tuyến dưới hàm trái với các cấu trúc xung quanh. 1 = cơ hàm móng (mylohyoid), 2 = cơ móng lưỡi (hyoglossus).
Động mạch mặt có thể chạy ngoằn ngoèo trong nhu mô tuyến dưới hàm (Hình 9). Tĩnh mạch mặt chạy dọc phần trước trên của tuyến dưới hàm. Trong phần sau của tĩnh mạch mặt, có thể thấy một nhánh nối với tĩnh mạch sau hàm (Hình 2). Động mạch và tĩnh mạch lưỡi chạy ở phía trong tuyến dưới hàm.
Hình 2
Hình 9. Ảnh siêu âm cho thấy đường đi ngoằn ngoèo của động mạch mặt (đầu mũi tên) trong tuyến dưới hàm phải (mũi tên).
Ống ngoại tiết tuyến dưới hàm (ống Wharton) chạy từ vùng rốn của tuyến dưới hàm ở mức bờ của cơ hàm móng (mylohyoid), rồi chạy vòng qua phần tự do của cơ hàm móng và kéo dài tới lỗ của nó ở mào dưới lưỡi dọc theo phần trong của tuyến dưới hàm. Thông thường, ống không giãn thì không nhìn thấy khi siêu âm, nhưng đôi khi có thể thấy ở các người gầy (Hình 10).
Hình 10. (a) Ảnh siêu âm cho thấy ống Wharton không giãn (mũi tên) ở một bệnh nhân gầy. Các đầu mũi tên = tuyến dưới hàm, 1 = cơ hàm móng.
Hình 10. (b) Sơ đồ đường đi của ống Wharton (mũi tên). Các đầu mũi tên = tuyến dưới hàm, 1 = cơ hàm móng, 2 = tuyến dưới lưỡi.
Đối với một số bệnh nhân (bệnh nhân béo phì, những người đã xạ trị vùng cổ), như mô tuyến dưới hàm có thể cản sóng siêu âm tới độ không thể nhìn thấy các cấu trúc nằm sâu sau tuyến mà ngay cả bờ sau của tuyến dưới hàm.