Phục hồi chức năng theo nhiều giai đoạn cho bệnh nhân bỏng

Nội dung

Phục hồi chức năng theo nhiều giai đoạn

Với người bỏng nặng, tình trạng toàn thân kém phải nằm ở giường,trong vòng 48 giờ đầu cần đặt tư thế đúng, thở sâu và ho có hiệu quả, nếu có nhiều đờm dãi phải vỗ rung lồng ngực nhưng tránh vùng bị bỏng. Sau 48 giờ khuyến khích người bệnh ngồi dậyngày 3 lần để tập thở và ho, vận động chủ động, nhẹ nhàng, chuẩn bị tập đi.

Nếu người bệnh được điều trị theo phương pháp băng kín,dùng nước ấm để làm bong các mô chết, làm mềm da.

Khi vết bỏng lành hoàn toàn, để tránh sẹo xấu, sẹo dính cần kết hợp vận động với siêu âm, phá sẹo dính.

Vật lý trị liệu sau ghép da: sau ghép da để miếng da ghép sống và dính với mô hạt. Muốn vậy phải bất động 5 – 7 ngày đối với vùng không chịu trọng lực, 10 – 15 ngày đối với vùng chịu trọng lực hoặc vùng khớp.

Trong thời gian bất động,tập gồng cơ vùng bất động, tập chủ động những phần còn lại.

Sau thời gian bất động cho người bệnh vận động tích cực sớm.

Hoạt động trị liệu: các bài tập liên quan đến hoạt động chức năng, tập khéo léo bàn tay.

Phục hồi các chức năng sinh hoạt hàng ngày: người bị bỏng cần luyện tập phục hồi các chức năng sinh hoạt như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân và các hoạt động khác trong gia đình. Những chức năng này rất cần thiết cho cuộc sống.

Phẫu thuật: khi khớp bị hạn chế vận động do sẹo bỏng, phẫu thuật chỉnh hình có thể cần thiết. Thông thường, người ta lấy da từ phần khác của cơ thể để nối vào phần da thiếu ở khớp bị bỏng. Một số ca bỏng nặng làm hỏng các ngón tay. Phẫu thuật ngón cái, chuyển ngón tay có thể mang lại chức năng cho bàn tay.

Nẹp chỉnh hình: để đề phòng co rút biến dạng cần phải sử dụng để các khớp ở tư thế tốt.

Đề phòng các biến dạng thứ phát bằng cách đặt tư thế người bệnh đúng, tuỳ theo vị trí để đặt:

Ở cổ:cần giữ cổ ở tư thế duỗi quá bằng cách kê gối dưới vai để tránh biến dạng gập cổ.

Ở cột sống: ngăn ngừa biến dạng cong vẹo cột sống cho người bệnh bỏng một bên lưng hay một bên ngực, phòng biến dạng gù lưng cho người bệnh nếu bị bỏng ở ngực hoặc ở bụng, phòng ưỡn lưng cho người bệnh bị bỏng vùng thắt lưng.

Nách: nếu cử động dang vai giới hạn, phải để vai dang 90° trong tư thế nằm bằng cách dùng máng nâng đỡ hoặc treo tay.

Nếu bị bỏng ở khớp khuỷu và khớp gối: duỗi hoàn toàn để tránh (phòng ngừa) hình thành sẹo co rút trong tư thế gập.

Bị vùng khớp háng: ngăn ngừa biến dạng gập – áp bằng cách duy trì tư thế duỗi thẳng và dang 60°.

Cổ chân và bàn chân:để vuông góc 90°.

Cổ tay, bàn tay:kê cao bàn tay để giảm phù nề, các ngón tay để tư thế duỗi tối đa.

Bị bỏng ở ngực làm giảm khả năng giãn nở và ảnh hưởng đến hô hấp, nên để người bệnh tập thở sâu, duy trì vai ở tư thế dạng.

Bị ở mặt: cho người bệnh thường xuyên tập cơ mặt.

 

Phòng tránh bỏng

Cách phòng ngừa bỏng là quan trọng. Không để trẻ chơi ở gần bếp lửa, nơi có bếp lửa phải có người lớn canh chừng. Không để trẻ chơi gần các vật dễ cháy, gần bếp ga, gần nơi thức ăn nóng… Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top