✴️ Điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (plantar flexion spasm) sau tai biến mạch máu não

ĐỊNH NGHĨA

Chứng co cứng gấp bàn chân (Plantar flexion spasm) sau tai biến mạch máu não là một trong các di chứng thường gặp, biểu hiện bằng tăng trương lực quá mức khối cơ sau cẳng chân làm cho bàn chân người bệnh gấp về phía mu chân. Người bệnh phải đi bằng mũi chân.

Hiện tượng co cứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng chi dưới, người bệnh rất khó đi lại, một số trường hợp có thể gây đau.

Botulinum toxin A đã được chứng minh rất có hiệu quả và an toàn trong điểu trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantar flexion spasm) sau tai biến mạch máu não.

 

CHỈ ĐỊNH

Điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantar flexion spasm) sau tai biến mạch máu não.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với các thành phần của thuốc.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

01 bác sĩ và 01 điều dưỡng.

Phương tiện, dụng cụ, thuốc

Phương tiện, dụng cụ

Bơm tiêm 5ml kèm kim x 1 cái.

Bơm tiêm 1ml kèm kim x 1 cái.

Bộ dụng cụ sát trùng: bông, cồn, găng tay vô khuẩn.

Thuốc

Thuốc: Disport 500 đv x 2 lọ.

Nước muối sinh lý 9o/oo x 1 chai 100ml.

Người bệnh

Giải thích kỹ cho người bệnh về mục tiêu và cách tiến hành quy trình kỹ thuật.

Hồ sơ bệnh án

Ghi chép hồ sơ bệnh án với các trường hợp người bệnh nội trú. Ghi sổ thủ thuật và sổ y bạ với người bệnh ngoại trú.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Chọn các cơ để tiêm 

Chủ yếu là các cơ cẳng chân sau, bao gồm:

Cơ bụng chân trong (Media gastrocnemius).

Cơ bụng chân ngoài (Lateral gastrocnemius).

Cơ dép( Soleus)

Chuẩn bị người bệnh 

Đặt người bệnh ở tư thế nằm. Sát trùng da ở vị trí các cơ cần tiêm.

Pha thuốc

Độ pha loãng: pha 1ml nước muối sinh lý 9 o/oo vào lọ Disport 500 đv.

Liều lượng thuốc và cách tiêm

Liều lượng cho người lớn: khoảng 1000 đv cho mỗi lần tiêm. Không nên quá 1500 đv/ một lần tiêm.

Lượng thuốc tiêm được chia cho 3 cơ nói trên với liều lượng như sau:

 

THEO DÕI

Kiểm tra vết tiêm nếu chảy máu cần ép bằng bông vô khuẩn.

Theo dõi chung: mạch, huyết áp.

Theo dõi các biểu hiện dị ứng, sốc phản vệ.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Có thể gặp tác dụng phụ như nổi mẩn, dị ứng. Sốc phản vệ chưa thấy có báo cáo nào. Điều trị như một trường hợp dị ứng thuốc.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mayank S, Pathak and Allison Brashear (2009): Manual of Botilinum Toxin Therapy. Cambridge Medicine. Pp 108 - 112.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Francisco G.E (2004): Botilinum Toxin - dosing and dilution. Am J Phys Med Rehabil. 83, 530 - 537.

Parthak M.S, Nguyen H.T, Graham H.K & Moore A.P (2006). Management of spasticity in adults - Pratical application of Botilinum Toxin. Eur J Neurol. 13 (suppl 1), 42 - 50.

return to top