Hoa đu đủ đực được thu hái từ những cây đu đủ giống đực. Nguyên liệu này không chỉ được dùng trong chế biến món ăn mà còn có thể làm thuốc chữa các bệnh lý như ho, viêm họng, sỏi thận, tiểu đường hay hỗ trợ điều trị ung thư. Bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ chia sẻ các thông tin về công dụng, cách dùng, đối tượng sử dụng dược liệu dân gian này dưới sự tham vấn của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh (Cố vấn chuyên môn Trung tâm Thuốc Dân Tộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc).
Theo tạp chí đông y đu đủ là cây ăn trái được trồng phổ biến ở nước ta, còn được biết đến với các tên gọi khác như Cà lào, phan qua thụ…, tên khoa học là Carica papaya L, họ Đu Đủ (Caricaceae). Cây được xếp vào nhóm thực vật đa tính bởi nó có cả cây đực, cây cái và cả cây lưỡng tính. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cây đu đủ đực.
Cây đu đủ đực thuộc dạng thân thảo, mọc thẳng, cao khoảng 3 – 10m, vỏ thân xù xì, có 1 ngọn duy nhất và chỉ phân nhánh khi ngọn bị gãy.
Lá mọc tập trung ở ngọn, trực tiếp đâm ra từ thân. Các lá mọc so le với nhau, có cuống dài, hình ống, bên trong rỗng. Lá màu xanh chia làm nhiều phiến. Mỗi phiến lá được tạo nên từ 8 – 9 thùy sâu. Mép lá có khía cạnh giống như bị xẻ rách.
Rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất.
Hoa đu đủ đực nhỏ mọc quanh năm thành cụm, màu trắng và có 5 cánh. Đôi khi một số hoa có màu xanh nhạt xen lẫn vàng. Hoa có mùi thơm, vị khá đắng.
Cây đu đủ nói chung và cây giống đực nói riêng có nguồn gốc ở Mexico. Sau đó cây di thực sang các nước khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Ngày nay, loại cây này được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ hay Philipin.
Ở nước ta, cây đu đủ giống đực thường được tìm thấy nhiều các các tỉnh thành miền núi phía Bắc như Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái…
Cả lá và bông đu đủ đực đều được dùng làm thuốc. Trong đó, hoa được sử dụng phổ biến hơn cả. Hoa đu đủ đực được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là từ tháng 5 – tháng 10. Những cụm hoa mới nở sẽ được thu hái vào lúc sáng sớm khi còn đọng sương mai.
Bông đu đủ đực được phơi khô trong bóng râm để giữ được dược tính tốt nhất
Đem hoa về rửa qua nhiều lần nước cho sạch đất cát, bụi bẩn, dùng tươi. Nếu muốn tích trữ và bảo quản được lâu thì đem phơi hoặc sấy khô. Hoa đu đủ được thường được phơi trong bóng râm hoặc những nơi mát mẻ có gió lùa chứ không phơi nắng như thông thường. Nếu tiết trời khô tạnh, nhiều gió, không có mưa thì sau 3 – 4 ngày bông đu đủ đực sẽ khô hoàn toàn.
Theo giải thích của những người có kinh nghiệm, nếu đem hoa phơi ngoài nắng to thì sẽ làm giảm bớt tính dược và khiến cánh hoa bị nát vụn. Để giữ được lâu, bạn nên đóng gói dược liệu vào trong các túi nilon hoặc cho vào hũ đậy kín nắp lại. Để nơi khô ráo nhằm tránh bị ẩm mốc.
LƯU Ý: Cần phân biệt rõ hoa đu đủ đực và hoa đu đủ cái khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt, dược liệu sau khi sấy khô rất khó để phân biệt đực – cái.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị lợi dụng “kẽ hở” này để trục lợi bằng cách trà trộn hoa cái, tẩm màu, sử dụng hóa chất, diêm sinh độc hại trong quá trình phơi sấy khô. Do đó, bạn cần chọn mua dược liệu hoa đu đủ đực tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho sức khỏe, tránh tiền mất tật mang.
Theo nghiên cứu bông đu đủ đực vị rất đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, giảm đau, làm giãn nở các cơ, kích thích tiểu tiện.
Theo nghiên cứu, trong hoa đu đủ đực có chứa vitamin A, B1, C, carbohydrate, protein, tannin, chất chống oxy hoá, khoáng chất,… dồi dào.
Hoa đu đủ đực có nhiều tác dụng cho sức khoẻ
Vậy hoa đu đủ đực chữa bệnh gì? Tác dụng của hoa đu đủ đực gồm có:
Đối với hệ tiêu hóa: Thành phần men papain trong hoa đu đủ đực có khả năng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, kích thích co bóp nhu động ruột, tránh táo bón, ăn không tiêu và sản xuất nhiều khí hơi trong bụng. Thành phần folate, vitamin A, C, E bảo vệ niêm mạc đường ruột, chống viêm loét trong dạ dày, tăng khả năng chuyển hóa và trao đổi chất.
Trên hệ miễn dịch: Bông đu đủ đực giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch.
Tác dụng hoa đu đủ đực đối với hệ tim mạch, tuần hoàn: Các hoạt chất beta- carotene, folate, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch, làm giảm cholesterol xấu trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đau tim, đột quỵ, chống lại sự hình thành của các mảng xơ vữa và huyết khối tĩnh mạch.
Đối với hệ hô hấp: Hoa đu đủ đực giàu vitamin C và beta- carotene, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ho, viêm họng, khàn tiếng, đau rát cổ họng.
Ngăn ngừa ung thư: Có nhiều nghiên cứu của Mỹ, Úc chứng minh tác dụng của hoa đu đủ đực trong phòng ngừa ung thư. Hoạt chất Lycopene, Carotenoids giúp khống chế khối u phát triển, làm chậm di căn. Được khuyên dùng cho người ung thư vú, bạch cầu, ruột kế, phổi, tuyến tiền liệt.
Công dụng của hoa đu đủ đực trên bệnh nhân bị tiểu đường: Các hoạt chất trong hoa đu đủ đực giúp bệnh nhân bị tiểu đường có thể kiểm soát tốt đường huyết trong máu nhờ tác dụng làm tăng sản xuất insulin trong cơ thể.
Đối với người bị béo phì: Bông đu đủ đủ đực giàu chất xơ, vitamin A, B, C và khoáng chất, giúp tăng khả năng chuyển hóa chất béo tại gan, ngăn ngừa tích trữ mỡ dư thừa ở các cơ quan như bụng, đùi, bắp tay…
LƯU Ý
Không tự ý sử dụng hoa đu đủ đực để chữa bệnh khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn. Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 1 tuổi và một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm khác tuyệt đối không sử dụng. Ngoài ra, liều lượng sử dụng, thời gian sử dụng cũng cần được chú ý. Sử dụng quá ít, sai cách sẽ không đem lại hiệu quả nhưng dùng liều lượng lớn, tần suất liên tục có thể gây phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn, chóng mặt,…
Bạn có thể sử dụng dược liệu dưới dạng tươi hay khô đều được. Với hoa đu đủ đực khô, người bệnh nên sao vàng trước khi sử dụng để giữ được trọn vẹn dược tính của thuốc. Hoa đu đủ đực có thể được dùng chế biến thành món ăn, làm trà, ngâm mật ong, đường phèn, ngâm rượu hay sắc uống.
Chuẩn bị: 10 – 15g hoa đu đủ đực tươi ( hoặc 20 – 30g dược liệu khô)
Cách thực hiện: Rửa sạch hoa đu đủ, cho vào ấm pha trà chuyên dụng. Rót vào ấm khoảng 300ml nước. Để khoảng 15 phút rồi rót uống dần giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể.
– Bông đu đủ đực xào chay
Chuẩn bị: 100g hoa đu đủ đực, 3 – 4 lá đu đủ bánh tẻ, quả cà dại, hành tăm
Cách chế biến: Các nguyên liệu đem rửa sạch, cà cắt miếng vừa ăn, lá đu đủ thái nhỏ. Phi hành tăm cùng với dầu ăn cho thơm rồi cho tất cả vào xào nhanh tay, nêm nếm các gia vị cho vừa miệng. Dùng ăn kèm trong bữa cơm như một món rau.
– Món hoa đu đủ xào tỏi
Chuẩn bị: 200 – 300g hoa đu đủ đực tươi, tỏi và các gia vị thông dụng
Cách chế biến: Rửa và ngâm hoa đu đủ với nước muối pha loãng cho sạch, vớt ra để ráo nước. Luộc hoa qua nước sôi để giảm bớt vị đắng chát của hoa. Sau đó, vắt bớt nước, vò hoa cho nát rồi ướp với một chút gia vị, hạt tiêu để khoảng 5 phút cho thấm. Cuối cùng, bạn cho tỏi bằm vào chảo phi thơm rồi tiếp tục bỏ hoa đu đủ luộc vào đảo nhanh tay cho đều, tắt bếp.
Bông đu đủ được được Đông y sử dụng phổ biến trong các bài thuốc sau:
1. Chữa ho nhiều, ho kéo dài trong các trường hợp bị viêm họng
Thành phần: Rẻ quạt, củ lan tiên ( mạch môn đông), tần dày lá mỗi vị 10g, bông đu đủ đực 15g
Cách sử dụng: Rửa sạch tất cả với nước muối pha loãng. Bỏ vào bát với 1 ít đường phèn đem hấp khoảng 20 phút. Lấy chén thuốc ra, nghiền nát. Chia ngậm và nuốt 3 lần mỗi ngày.
2. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Thành phần: Bông đu đủ đực tươi 100g
Cách sử dụng: Rửa sạch, phơi khô hoa đu đủ đực theo hướng dẫn ở trên rồi đem sao vàng, hạ thổ. Cho dược liệu vào ấm cùng 1 lít nước. Sắc kỹ đến khi nước trong ấm cạn còn 3 bát. Gạn thuốc sắc chia uống làm 3 lần, dùng sau bữa ăn sáng, trưa, tối.
3. Bài thuốc điều trị bệnh sỏi thận
Thành phần: 15g dược liệu khô
Cách sử dụng: Sắc hoa đu đủ đực khô với 5 bát nước cho cạn còn 2 bát. Mỗi thang sắc chia làm 2 lần uống sau khi ăn. Dùng trong 10 ngày liên tục có tác dụng làm tan viên sỏi và đào thải nó ra ngoài theo đường tiểu.
4. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày
Thành phần: Rượu trắng 40 độ ( 200ml), hoa đu đủ đực ( 100g )
Cách sử dụng: Sau khi phơi khô hoa đu đủ, bạn đem sao vàng, hạ thổ cho nguội. Sau đó bỏ vào bình ngâm chung với lượng rượu đã chuẩn bị, để khoảng 30 ngày sau lấy ra dùng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15ml.
5. Hoa đu đủ đực hấp mật ong/đường phèn giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hoa đu đủ đực ngâm mật ong/ đường phèn chữa ho nổi tiếng
Thành phần: Hoa đu đủ đực tươi 10 – 20g ( Nên lựa những bông mới chớm nở làm thuốc), 3 muỗng mật ong hoặc đường phèn.
Cách sử dụng: Các thành phần đã chuẩn bị đem trộn chung với nhau. Đem hấp cách thủy cho đến khi hoa chín mềm và ngấm đều mật ong. Bỏ ra, lấy thìa dằm nát hoa. Chia ăn 2 – 3 lần mỗi ngày.
6. Điều trị bệnh đau niệu đạo, bệnh tiểu rắt
Thành phần: Bông đu đủ đực và hắc đại đậu mỗi vị 40g, lá bạc thau 60g, diêm tiêu 4g.
Cách sử dụng: Sắc thuốc chia 3 lần uống trong ngày khi đói bụng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh