Dược thư quốc gia Việt Nam 2002

✴️ Huyết thanh kháng nọc rắn

16 Tháng 02, 2022
Rắn độc cắn khi có biểu hiện rõ nhiễm độc toàn thân hoặc có biểu hiện tại chỗ. Sau khi bị rắn cắn, khú có thể đánh giá mức độ nặng trong một vài giờ đầu, nên cần phải đánh giá lại khi nhiễm độc tiến triển. Không phải tất cả rắn độc hổ lục (Vipe) cắn đều gây độc mà chỉ có khoảng 20% cho nọc độc mà thôi. Huyết thanh kháng nọc rắn (Crotalidae) đa giá chỉ có tác dụng đối với các loài rắn hổ lục (Vipe) kể trên; không tác dụng đối với rắn san hô (Coral snake). Điều trị rắn hổ lục cắn Nghi ngờ nhiễm nọc độc rắn hổ lục phải được coi là một trường hợp cấp cứu cần đánh giá nhanh chúng và điều trị kịp thời. Nếu không thông thạo cách điều trị đúng rắn hổ lục cắn, bác sĩ lâm sàng phải hỏi ý kiến Trung tâm chống độc và/hoặc chuyên gia có kinh nghiệm khác (ví dụ, nhà nghiên cứu bũ sát ở một vườn thú lớn hoặc ở một trường đại học) để có lời khuyên về điều trị nhiễm nọc rắn độc. Trong trường hợp không có khuyên cáo của chuyên gia thì cũng sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn (hổ lục) đa giá một cách thích hợp. Khi đó dùng huyết thanh kháng nọc rắn rồi vẫn không thể bỏ các biện pháp điều trị nhiễm nọc độc rắn khác. Bác sĩ lâm sàng phụ trách điều trị người bệnh nhiễm nọc rắn độc phải biết rõ các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm nọc độc rắn hổ lục, các phương pháp sơ cứu hiện hành và liệu pháp hỗ trợ chung đối với rắn độc cắn. Sau khi bị rắn độc hổ lục cắn, phải bất động ngay chi bị cắn và tốt hơn nữa là cả người bị rắn cắn nếu có thể được, để hạn chế sự lan rộng nọc độc. Người bị rắn cắn phải được giữ ấm, chuyển đến bệnh viện gần nhất và sớm nhất, cởi bỏ các vòng hoặc các vật thắt chặt khác. Nếu con rắn cắn đã bị giết, phải đem nó đến bệnh viện để nhận dạng. Bất kể bệnh sử lâm sàng của người bị rắn cắn, phải thử nghiệm trong da về tính mẫn cảm trước khi tiêm huyết thanh kháng nọc rắn.Xem thêm >>
return to top