Một số chú ý trong chăm sóc cơ bản ống nội khí quản

Nội dung

Tai biến và biến chứng khi đặt nội khí quản

Trong khi đặt nội khí quản

  • Không đặt được ống nội khí quản do đặt nội khí quản khó.
  • Thiếu oxy do đặt nội khí quản quá lâu.
  • Co thắt thanh quản.
  • Trào ngược dịch dạ dày-thực quản vào khí phế quản.
  • Đặt nội khí quản sai vị trí: vào thực quản hoặc đặt sâu vào phế quản.
  • Gãy răng hoặc rơi răng vào đường thở.
  • Rách cơ hầu họng, rách dây thanh, rách thanh quản hoặc thực quản.
  • Trật khớp thái dương-hàm.
  • Nhịp tim nhanh và tăng huyết áp.
  • Nhịp tim chậm và tụt huyết áp.
  • Rối loạn nhịp tim.

Biến chứng trong thời kỳ duy trì ống nội khí quản và thông khí nhân tạo

  • Ống nội khí quản tụt vào sâu hoặc ra ngoài do cố định không tốt.
  • Tắc đường thở do bẹp ống, gấp ống hoặc do đàm dãi.
  • Áp lực cuff cao chèn ép gây thiếu máu, phù nề, hoại tử vùng thanh môn.
  • Vỡ phế nang do áp lực đường thở quá cao.
  • Co thắt phế quản.
  • Rò rĩ cuff.
  • Viêm phế quản, phổi.
  • Xẹp phổi do ứ đọng đàm dãi.

Biến chứng muộn

  • Viêm xoang, viêm tai giữa do bội nhiễm.
  • Hoại tử niêm mạc miệng, mũi, hầu họng, thanh khí quản.
  • Chít hẹp thanh quản thứ phát do phù, sẹo hoặc xơ hoá thanh quản.

 

Bóng chèn NKQ
−        Áp lực 20-30 cmH2O
−        Kiểm tra áp lực bóng chèn 2 lần/ngày
−        Xả bóng chèn cho máu lưu thông, hút sạch đàm trước khi xả bóng
Hút đàm
−        Nhận biết dấu hiệu tắc ống, bán tắc
−        Áp lực hút
−        Tăng oxy 100% trước hút 2-3 phút mỗi lần hút
Kiểm tra vị trí ống NKQ
−        Thường ở vị trí 20-25 cm
−        Kiểm tra trên X quang phổi
Theo dõi SpO2
 Kiểm tra vị trí ống Mayor
Cố định ống an toàn, chắc chắn, đổi bên để tránh đè cấn gây loét niêm mạc miệng
Vệ sinh răng miệng 2 lần /ngày
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn chú ý nhịp thở
 Tư thế bệnh nhân: cổ thẳng không cúi gập hoặc ưỡn cổ
Thay mũi giả, ống nối mỗi ngày
Thay và kiểm tra catheter oxygen khi bệnh nhân thở oxy qua NKQ

Rút ống nội khí quản :
−        Thường rút vào buổi sáng
−        Kiểm tra dấu sinh hiệu
−        Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đặt lại NKQ khi cần
−        Hút sạch đàm nhớt
−        Xả xẹp bóng chèn hoàn toàn rồi mới rút
−        Cho bệnh nhân thở oxy
−        Đo lại dấu hiệu sinh tồn, theo dõi sát bệnh nhân (một số bệnh nhân bị dấu hiệu co thắt sau khi rút).

 

return to top