I. ĐỊNH NGHĨA:
Tiêu chảy xảy ra cấp tính trong vòng 14 ngày với số lượng phân nhiều và lỏng.
II. CHẨN ĐOÁN :
Chia làm 2 nhóm lớn:
- Nhóm 1: tiêu chảy cấp không xâm nhập có kèm theo sốt và phân máu, nguyên nhân là các viêm ruột xuất tiết : do vi khuẩn, kí sinh trùng.
- Nhóm 2: tiêu chảy cấp không xâm nhập không kèm theo sốt và phân máu, nguyên nhân thường gặp là nhiễm virus, các nguyên nhân không nhiễm trùng, thuốc, ngộ độc, stress. Phân toàn nước, số lượng nhiều, ít khi kèm đạu bụng, ít thay đổi toàn trạng.
- Các triệu chứng kèm theo:
+ Rối loạn phân: phân có máu, hoa cà hoa cải, sống phân, lỏng toàn nước, nhầy máu.
+ Đau bụng: đau cơn hay đau âm ỉ, đau tăng mỗi khi đại tiện.
+ Nôn: có thể gặp nôn nhiều ra thức ăn, nước, dịch mật.
- Khám lâm sàng:
+ Toàn trạng:gầy sút cân nhanh khi kèm tiêu chảy và nôn nhiều.
+ Dấu hiệu mất nước thường xuất hiện sớm: trong những ngày đầu: da khô, véo da dương tính, khát. Khi có dấu hiệu mất nước, cần bồi phụ nước điện giải sớm, tránh các biến chứng nặng do rối loạn nước và điện giải gây ra.
Phân loại mức độ mất nước:
Lâm sàng |
Mất nước nhẹ |
Mất nước vừa |
Mất nước nặng |
Tinh thần |
Tỉnh táo |
Thờ ơ |
Li bì, hôn mê |
Khát nước |
Không |
Khát ít |
Rất khát nước |
Hố mắt |
Bình thường |
Hơi trũng |
Rất trũng |
Da, môi |
Khô, tái nhẹ |
Môi khô, da khô lạnh |
Khô, xanh, tái lạnh |
Mạch |
Nhanh |
Rất nhanh |
Rất nhanh, yếu |
Nước tiểu |
Bình thường hay < 1ml/kh/ |
< 0,5ml/kg/h |
Vô niệu |
+ Khám bụng: dấu hiệu bụng trướng có thể gặp khi có tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc nặng. bụng mềm trướng hơi có thể có đau nhẹ.
+ Khai thác các thông tin về cơ địa, bệnh sứ, tiền sử, các loại thuốc đang dùng.
+ Các yếu tố dịch tễ và căn nguyên tiêu chảy cần khai thác để có định hướng điều trị.
- Cận lâm sàng:
+ CTM, Hct giúp đánh giá mức độ mất nước
+ SH ure, creatinin, Glucose, điện giải đồ.
+ XN phân : soi tươi, nuôi cấy.
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Điều trị ban đầu khi chưa xác định được nguyên nhân tiêu chảy:
- Bù nước và điện giải bằng oresol hay dịch truyền.
- Thuốc bao bọc niêm mạc đường tiêu hóa
- Chống đau bụng.
2. Điều trị theo nguyên nhân
a. Tiêu chảy xâm nhập theo tác nhân gây bệnh:
Nguyên nhân |
Điều trị |
Nhiễm Shigella nặng |
Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày x3 ngày |
Salmonella typhi |
Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày x 10 ngày Amoxicillin 750mg - 4 viên/ngày x 14 ngày Cotrimoxazol 960mg – 2 viên/ngày x 14 ngày |
Samonella |
Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày x 10 ngày Amoxicillin 750mg – 4 viên/ngày x 14 ngày Cotrimoxazol 960mg – 2 viên/ngày x 14 ngày |
Campylobacter |
Errythromycin 250mg – 4 viên/ngày x 5 ngày Clarithromycin 250mg – 4 viên/ngày x 5 ngày |
Yersinia |
Doxycyclin 200mg ngày 1, sau đó 100mg/ngày x 4 ngày Cotrimoxazol 960mg – 2 viên/ngày x 5 ngày. Ciprofloxacin 500mg – 2 viên/ngày x 5 ngày |
Lỵ amip |
Tinidazol 2g/ngày x 3 ngàyMetronidazol 750mg – 3 viên/ngày x 5 ngày |
Vibrio choleare |
Ciprofloxacin 1g liều duy nhấtVibramycin 300mg liều duy nhất |
Giardia |
Tinidazol 2g liều duy nhất |
Stronggyloides stercoralis |
Albendazol 400mg – 1 viên/ngày x 3 ngày Ivermectin 150- 200mcg/kg liều duy nhất Tiabendazol 25mg/kg – 2 viên/ngày x 2 ngày, tối đa 1500mg/liều |
Giun kim |
Mebendazol 100mg – 2 viên/ngày x 3 ngày |
Cryptorporidium |
Paromomycin 500 – 1000mg – 3 viên/ngày x 14 ngày Azithromycin 500mg – 1 viên/ngày x 3 ngày |
Cyclospora |
Cotrimoxazol 960mg – 3 viên/ngày x 14 ngày |
Isospora belli |
Cotrimoxazol 960mg – 3 viên/ngày x 14 ngày |
Clostridium difficile 9 viêm đại tràng giả màng ) |
Metronidazol 500mg – 3 viên/ngày x 7-10 ngày Vancomycin 125 mg – 4 viên/ngày x 7-10 ngày |
Kháng kháng sinh thường xảy ra với Salmonella typhi, E.coli và nhiều loại vi khuẩn khác, Clostridium diffcile kháng thuốc rất cao, 30-50% kháng metronidazol.
b. Điều trị triệu chứng:
- Bồi phụ nước điện giải: ORZ, dịch truyền theo chỉ số điện giải, Hct và toàn trạng, hạn chế truyền đường ưu trương
- Thuốc nâng HA nếu hạ HA
- Chế độ ăn kiêng thường không cần thiết có thể giảm bớt lượng thịt và ăn làm nhiều bữa.
- Thuốc cầm tiêu chảy không đặc hiệu : Loperamid, Imodium có thể chỉ định.
Một số trường hợp có thể cân nhắc dùng somatostatin hoặc ortrotid.
Cách dùng khi có tiêu chảy nặng: viên 2 mg – 2 viên, sau đó mỗi lần đại tiện dùng 1 viên, ngày có thể dùng 10 viên. Trường hợp nhẹ có thể dùng 1 viên – 2 lần/ngày.
- Thuốc bọc niêm mạc đường tiêu hóa : Smecta 2- 4 gói /ngày, Actapulgit 2- 4 gói/ngày.
c. Tiêu chảy không xâm nhập:
Điều trị như trên nhưng không dùng kháng sinh.
- Nếu nguyên nhân do ngộ độc thì điều trị như ngộ độc: rửa dạ dày, thuốc hấp phụ, thuốc giải độc.
- Nếu do dùng thuốc, phải ngừng thuốc…...
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh