Gây tê giúp ngăn ngừa việc cảm nhận các cơn đau trong các thủ thuật y tế bằng cách làm tê một bộ phận cụ thể của cơ thể. Tác dụng của gây tê thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, vì vậy phương pháp này chủ yếu sử dụng cho các thủ thuật ngoại trú nhỏ.
Trong trường hợp cần thực hiện các thủ thuật xâm lấn nhiều hơn hoặc kéo dài, bác sĩ thường sẽ tiến hành gây tê vùng hoặc gây mê toàn thân.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ cần phải xem xét một số yếu tố khi quyết định sử dụng gây tê cục bộ, khu vực hoặc toàn thân. Gây tê tại chỗ thường thích hợp trong các trường hợp sau:
Một số thủ thuật, phẫu thuật sử dụng gây tê như phẫu thuật nha khoa, sinh thiết, điều trị mụn cóc, nốt ruồi hoặc đục thủy tinh thể.
Loại và liều lượng thuốc tê sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tuổi, cân nặng, tình trạng dị ứng và y tế của người đó, cũng như vị trí và mục đích của thủ thuật.
Các bác sĩ sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để có thể bệnh nhân bớt khó chịu trong khi điều trị dưới dạng tiêm hoặc xịt hoặc thuốc mỡ.
Thuốc tê hoạt động bằng cách tác động lên một số đường dẫn truyền thần kinh nhất định để ngăn các dây thần kinh trong khu vực ứng dụng gửi tín hiệu đến não. Thường mất vài phút để thuốc phát huy tác dụng và hết tác dụng sau vài giờ. Liều cao hơn sẽ kéo dài thời gian tác dụng.
Cocain là loại thuốc gây mê đầu tiên được sử dụng trong y tế, nhưng việc sử dụng nó hiện nay rất hiếm. Lidocain là chất gây tê được sử dụng rộng rãi nhất, ngoài ra các bác sĩ và chuyên gia gây mê sử dụng nhiều loại thuốc khác với nhiều mục đích khác nhau để vừa đảm bảo phẫu thuật, vừa đảm bảo được tính an toàn cho bệnh nhân.
Đối với các thủ thuật kéo dài hơn, bupivacaine được sử dụng nhưng có thể gây đau đớn hơn các loại thuốc khác trong quá trình sử dụng. Do đó, bác sĩ gây mê có thể sử dụng lidocain trước và sau đó tiêm bupivacain sau đó nếu cần gây tê trong thời gian dài hơn.
Thuốc gây tê tổng hợp có cấu trúc tương tự như cocaine, nhưng chúng không có khả năng lạm dụng tương tự.
Trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc một thủ thuật có gây tê cục bộ, bác sĩ sẽ giải thích trước về các bước thực hiện cho bệnh nhân.
Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu chúng bao gồm các chất làm loãng máu, chẳng hạn như aspirin hoặc warfarin.
Ngoài ra, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh kiêng ăn trong vài giờ trước khi phẫu thuật. Điều quan trọng là không uống bất kỳ loại rượu nào trong 24 giờ trước khi tiến hành tiêm thuốc tê.
Đối với thuốc tê dạng kem, ngay sau khi bác sĩ bôi thuốc gây tê lên vùng da liên quan của cơ thể, bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm thấy tê.
Bác sĩ sẽ không tiến hành phẫu/thủ thuật nếu người bệnh không cảm nhận được tác dụng của thuốc tê. Thuốc gây tê sẽ giúp người bệnh không bị đau trong khi làm thủ thuật, từ đó giúp quá trình phẫu/thủ thuật diễn ra thuận lợi hơn.
Một số người quá lo lắng khi tiến hành thủ/phẫu thuật, thì tùy thuộc vào loại thủ thuật và mức độ lo lắng của người bệnh, bác sĩ cũng có thể cho họ dùng thuốc an thần giúp người bệnh cảm thấy bình tĩnh và bớt lo lắng.
Trải qua thời gian dài sử dụng và nhiều nghiên cứu, thống kê cho thấy, gây tê cục bộ thủ thuật tương đối an toàn. Đối với tiểu phẫu việc sử dụng gây tê sẽ an toàn hơn so với gây mê toàn thân.
Một số người có thể có các triệu chứng như ngứa ran và đau trong khi sử dụng thuốc và khi thuốc hết tác dụng, một số khác có xuất hiện các vết bầm tím, nhưng những tác dụng này thường nhỏ.
Thuốc gây tê có thể duy trì tác dụng một khoảng thời gian ngắn sau khi thực hiện thủ/phẫu thuật. Tuy nhiên người bệnh tránh việc tự làm mình bị thương trong khi không thể cảm thấy đau - ví dụ, như cắn vào mặt trong má sau khi điều trị nha khoa.
Các tác dụng phụ tạm thời ảnh hưởng đến một số người bao gồm:
Một số người có thể có phản ứng dị ứng và phát ban, ngứa và khó thở. Đôi khi có thể xảy ra chứng xanh tím, da trở nên hơi xanh do máu lưu thông kém hoặc không đủ oxy trong máu.
Trong những trường hợp hết sức chú ý, bệnh nhân có thể bị suy nhược hệ thống thần kinh trung ương (CNS), trong đó các chức năng thần kinh của cơ thể bị chậm lại quá mức, dẫn đến giảm nhịp tim và nhịp thở. Trạng thái này có thể dẫn đến ngừng tim nếu máu ngừng bơm về tim.
Quá liều thuốc gây tê cục bộ có thể dẫn đến co giật, gây đe dọa tính mạng.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng có thể sử dụng phương pháp gây tê cục bộ khi chẩn đoán một số bệnh mãn tính và để giảm đau sau khi phẫu thuật.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gây tê tại chỗ có thể có lợi hơn opioid, chẳng hạn như morphin, để kiểm soát cơn đau sau khi phẫu thuật.
Một nghiên cứu cũ hơn từ năm 2010 cho thấy thuốc gây tê cục bộ làm giảm một số triệu chứng của bệnh viêm ruột ở chuột. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác nhận liệu các loại thuốc có tác dụng này ở người hay không.
Gây tê cục bộ ngăn ngừa đau trong các thủ thuật y tế nhỏ bằng cách làm tê một bộ phận cụ thể của cơ thể. Bất kỳ ai sử dụng bất kỳ loại gây tê nào đều phải được đào tạo thích hợp và có đủ trình độ chuyên môn cần thiết.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh