Những bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp thường khá phổ biến và các phương pháp điều trị cũng rất hiệu quả, thế nhưng cũng đã có không ít trường hợp người bệnh không thể được điều trị dứt điểm hoặc bệnh tình đã chuyển biến quá nặng khiến việc thở thôi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Một trong những phương pháp cải thiện tình trạng này phải kể đến thủ thuật đặt ống nội khí quản.
Phương pháp đặt ống nội khí quản được hiểu như việc các chuyên gia y tế sẽ luồn qua miệng, qua thanh quản hoặc mũi một ống thông. Mục đích là nhằm đảm bảo việc thông khí cũng như kiểm soát đường thở. Mặc dù biết biện pháp đặt ống nội khí quản giúp ích rất nhiều cho việc duy trì cũng như bảo vệ mạng sống nhiều bệnh nhân thế nhưng không phải lúc nào việc thực hiện thủ thuật này cũng đem lại hiệu quả ca, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thì khi nào đặt ống nội khí quản?
Những trường hợp bệnh tình được chỉ định thực hiện thủ thuật đặt ống nội khí quản là:
Phương pháp đặt ống nội khí quản được sử dụng khá nhiều trong việc giúp người bệnh kiểm soát được tốt đường thở, thế nhưng những trường hợp sau đây lại được khuyến cáo không nên thực hiện biện pháp này.
Biện pháp đặt ống nội khí quản là một phương pháp quan trọng giúp kiểm soát đường thở tốt nhất. Tuy nhiên đi kèm với đó là rủi ro có thể để lại những tai biến nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, hai câu hỏi được rất nhiều người băn khoăn về vấn đề này chính là: “Khi nào đặt ống nội khí quản?” Và “Đặt ống nội khí quản có an toàn không?”
Đặt ống nội khí quản nếu không được thực hiện đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn có thể xảy ra như:
Trong một vài trường hợp không may, người bệnh sau khi được thực hiện thành công ca phẫu thuật đặt ống nội khí quản thế nhưng vẫn gặp nhiều biến chứng trong quá trình duy trì nội khí quản và thậm chí sau khi nội khí quản được rút ra. Một số biến chứng mà người bệnh có thẻ gặp phải trong thời kỳ duy trì ống nội khí quản và thông khí nhân tạo sẽ là:
Khi nào đặt ống nội khí quản? Thực hiện phương pháp này cần lưu ý những điều gì?
Phương pháp đặt ống nội khí quản thông thường cần được thực hiện trong bệnh viện nhằm cung cấp đầy đủ các thiết bị y tế hỗ trợ và các vật dụng để thực hiện thủ thuật một cách an toàn nhất. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cấp bách cần cứu người thì các nhân viên y tế có thể được phép thực hiện với điều kiện có đủ chuyên môn để thực hiện và có dụng cụ đảm bảo vệ sinh.
Các dụng cụ y tế để thực hiện thủ thuật đặt ống nội khí quản cần phải vô khuẩn tuyệt đối để tránh các biến chứng viêm nhiễm gây ra bởi dụng cụ y tế. Các thiết bị y tế hỗ trợ quá trình thực hiện thủ thuật này cũng cần được kiểm tra khả năng hoạt động tốt.
Quá trình đặt ống nội khí quản chỉ được thực hiện trong vòng 30 giây bởi nếu khả năng người bệnh tử vong do thiếu không khí là rất cao. Đặc biệt, đây là thủ thuật cấp cứu nên cần thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. Những người thực hiện thủ thuật này là các chuyên gia y tế có nhiều kinh nghiệm. Sau khi đặt ống nội khí quản xong, người thực hiện cần kiểm tra xem tình trạng hoạt động của ống nội khí quản đã tốt chưa, tránh tình trạng đặt sai vị trí hoặc tổn thương các cơ quan có liên quan.
Sau khi thực hiện phương pháp đặt ống nội khí quản thì người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thủ thuật này là biện pháp xâm lấn nên cần có sự đồng ý từ người bệnh hoặc gia đình. Trước khi thực hiện bác sĩ cần phải có hướng dẫn giải thích về thủ thuật và cho bệnh nhân hoặc người nhà ký cam kết.
Xem thêm: Cải tiến quy trình đặt nội khí quản tại BV NTP
Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật đặt nội khí quản cấp cứu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh