– Hội chứng mạch máu chèn ép thần kinh (Neurovascular Compression Syndromes) được định nghĩa là các mạch máu tiếp xúc trực tiếp và gây nên kích thích cơ học đối với các dây thần kinh sọ. Các hội chứng mạch máu chèn ép thần kinh phổ biến nhất là đau dây thần kinh sinh ba (chèn ép V), co giật nửa mặt (dây VII), đau dây thần kinh tiền đình-ốc tai (dây VIII), đau thần kinh lưỡi-hầu (dây IX).
– Vì tiếp xúc mạch máu và thần kinh là các dấu hiệu hình ảnh thường gặp ở những người không có triệu chứng, cho nên cần xác định một vài yếu tố có thể gây ra những triệu chứng khi có tiếp xúc mạch máu-thần kinh.
+ Thứ nhất, các động mạch thường gây ra hội chứng chèn ép thần kinh hơn các tĩnh mạch, giả thuyết là do mạch đập và áp lực cao hơn.
+ Thứ hai, vị trí giải phẫu chỗ tiếp xúc mạch máu-thần kinh cũng là một yếu tố có liên quan.
– Các dây thần kinh sọ được lớp myelin bao quanh, nó giúp ngăn cách và chuyển hóa cho sợi trục. Các tế bào thần kinh đệm ít gai tạo thành myelin trong hệ thần kinh trung ương, còn các tế bào Schwann tạo thành myelin trong hệ thần kinh ngoại vi. Vùng chuyển tiếp giữa myelin trung ương và ngoại vi là vùng mỏng hơn và dễ bị tổn thương hơn các vùng khác của dây thần kinh.
Dấu hiệu của xung đột mạch máu- thần kinh không thể hiện rõ và có thể quan sát bằng mắt thường. Người bệnh sẽ đau một số vị trí khác nhau do sự co giãn, chèn ép mạch máu của các dây thần kinh bị chi phối vùng tổn thương. Mỗi dây thần kinh khi bị tổn thương xung đột mạch máu có thể có những biểu hiện khác nhau như đau dây thần kinh sinh ba (dây số V) sẽ đau vùng mặt thường là một mặt,.. và thường bị kích thích bởi các hoạt động nói chuyện, nhai,... Vì vậy, chụp cộng hưởng từ là phương pháp giúp nhận biết rõ nguyên nhân gây bệnh và vị trí gây xung đột cụ thể để có biện pháp điều trị tốt nhất cho từng vùng.
Các hội chứng mạch máu chèn ép thần kinh phổ biến nhất là đau dây thần kinh sinh ba (chèn ép dây V), co giật nửa mặt dây VII, đau dây thần kinh tiền đình- ốc tai dây VIII, đau dây thần kinh lưỡi hầu dây IX.
Dấu hiệu hình ảnh thường gặp là tiếp xúc mạch máu và thần kinh ở những người không có triệu chứng. Vì vậy cần xác định một vài yếu tố có thể gây ra những triệu chứng khi có tiếp xúc mạch máu- thần kinh
Cộng hưởng từ là phương pháp ưu thế được MEDLATEC sử dụng để chẩn đoán xung đột mạch máu- thần kinh. Với kỹ thuật này, người bệnh không cần sử dụng thuốc tương phản từ mà vẫn thu được hình ảnh chi tiết rõ nét về các bất thường của bệnh lý này.
Chụp cộng hưởng từ với độ phân giải cao (trên 1.5 Tesla) với các chuỗi xung TOF 3D đánh giá mạch máu, xung T2 cắt mỏng trên mặt phẳng Axial độ phân giải cao (CISS, FIESTA,..), xung T1 Fatsat cắt mỏng có tiêm thuốc và kỹ thuật dựng hình đa mặt phẳng giúp các bác sĩ đánh giá:
Hệ thống dây thần kinh nội sọ như dây thần kinh số VII, VIII, IX, X...
Hệ thống mạch máu não
Xác định xem có sự xung đột mạch máu - thần kinh và mức độ chèn ép xung đột
Loại trừ các tổn thương u, viêm, dị dạng mạch máu nếu có
Chuỗi xung khuyến nghị: kết hợp chuỗi xung 3D T2W (CISS, FIESTA) độ phân giải cao với chuỗi xung mạch máu 3D TOF và 3D T1W sau tiêm đối quang từ.
Có thể đánh giá các thay đổi hình thái, vị trí và kết quả sau khi phẫu thuật giải ép vi mạch chèn vào dây thần kinh và xạ phẫu đích ( Gamma Knife) điều trị đau dây thần kinh.