Nuôi dưỡng liên tục dài ngày cho bệnh nhân đã được mở thông hỗng tràng vì các chỉ định:
Mất chức năng dạ dày dẫn đến không thể ăn được bằng miệng hoặc không thể nuôi dưỡng qua mở thông dạ dày (liệt dạ dày thực quản do đái tháo đường, ung thư dạ dày thâm nhiễm...).
Cắt dạ dày ¾ hoặc toàn bộ dẫn đến mất chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Chức năng tiêu hóa thức ăn vẫn đảm bảo.
Mất chức năng tiêu hóa thức ăn : liệt ruột, rối loạn tiêu hóa nặng do các bệnh của ống tiêu hóa, không dung nạp với các thành phần nuôi dưỡng.
Tắc ruột đoạn từ sau hỗng tràng.
Cắt đoạn hỗng tràng dẫn đến rối loạn tiêu hóa thức ăn.
Viêm tụy cấp nặng.
Dò ống tiêu hóa lưu lượng cao.
Thận trọng trong thời gian bị các tình trạng sốc nặng, thẩm phân phúc mạc.
Thông báo, giải thích cho bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân về kỹ thuật nuôi dưỡng liên tục qua ống thông hỗng tràng.
Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp 30o (đầu cao).
Máy bơm ăn liên tục với túi đựng chất dinh dưỡng và dây nối, hoặc túi đựng chất dinh dưỡng.
Chất dinh dưỡng pha chế sẵn (khoa dinh dưỡng cung cấp) hoặc sữa nuôi dưỡng qua ống thông hỗng tràng
Gạc vô trùng, băng dính, găng tay sạch 01 đôi.
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh Anios Gel 85NPC, xà phòng tiệt trùng Savondoux.
Cốc sạch đựng thức ăn có chia độ để pha chất dinh dưỡng hoặc sữa.
Điều dưỡng rửa tay bằng xà phòng Savondoux đúng quy trình kỹ thuật.
Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang.
Chuẩn bị sẵn băng dính đã cắt, gạc vô trùng, thuốc sát trùng povidin 10%, đi găng sạch.
Điều dưỡng đến giường bệnh nhân thay băng, rửa và sát trùng chân của ống mở thông hỗng tràng 1 lần/ngày.
Bắt đầu nuôi ăn sau 8-24 giờ đặt ống thông hỗng tràng.
Chất nuôi ăn: pha chế sẵn hoặc pha sữa nuôi dưỡng hỗng tràng theo chỉ định của bác sĩ
Tốc độ truyền: lúc đầu 25-50 mL/giờ, tăng dần mỗi 25 mL/giờ sau 12 giờ cho đến khi đạt đến tốc độ mong muốn tương đương 250 ml mỗi 4 giờ.
Thời gian truyền: tuỳ lựa chọn, có thể truyền liên tục 8, 12, 16 hay 24 giờ.
Bơm rửa ống thông hỗng tràng mỗi 4-8 giờ và ngay sau mỗi lần nuôi ăn. Chú ý đến lượng nước bơm rửa, đặc biệt ở bệnh nhân cần hạn chế nước.
Tiêu chảy:
Do dịch nuôi dưỡng có nồng độ thẩm thấu cao hay chứa nhiều lipid.
Các nguyên nhân khác: sử dụng kháng sinh đường ruột, rối loạn vi khuẩn chí đường ruột, nhiễm trùng đường ruột.
Cần báo bác sĩ để xét nghiệm hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo từng bệnh lý và từng bệnh nhân dựa vào các xét nghiệm.
Tắc ống thông:
Nguyên nhân: bơm rửa ống thông sau nuôi ăn không đúng kỹ thuật, dịch nuôi dưỡng đậm đặc, bơm các loại thuốc có thể làm vón cục trong ống.
Phòng ngừa: bơm rửa ống mở thông sau khi bơm thức ăn, trước và sau khi bơm thuốc, pha loãng thuốc khi bơm…
Chướng bụng, giảm nhu động ruột: điều trị ngưng các loại thuốc làm giảm nhu động ống tiêu hoá (thuốc giảm đau gây nghiện, anticholinergic), loại trừ khả năng có tắc nghẽn cơ học bằng nội soi hay X-quang, sửdụng các loại thuốc tăng cường nhu động như metoclopramide (Primperan) 10 mg uống hay tiêm TM x 4 lần/ngày. Nếu thất bại, xem lại khẩu phần lipid trong dịch nuôi dưỡng.
Hội chứng dinh dưỡng trở lại: gặp ở BỆNH NHÂN suy kiệt nặng, được nuôi ăn khởi đầu bằng chế độ năng lượng cao. Biểu hiện bằng các triệu chứng của giảm K+, Mg2+, phosphate huyết tương. Cần cho ăn theo chỉ định bác sĩ, ăn chế độ dinh dưỡng tăng dần (số kalo/ngày, thể tích chất dinh dưỡng đưa vào, cho ăn liên tục qua ống mở thông hỗng tràng...) và có bổ sung các khoáng chất và điện giải cũng như theo dõi các xét nghiệm điện giải hàng ngày khi khởi đầu nuôi ăn lại.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh