✅ Covid-19 ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Nội dung

Trong hội thảo của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới bàn luận về việc COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng lên trẻ em như thế nào, những nguy cơ khi COVID-19 kéo dài, và chúng ta có nên chích vaccine cho trẻ hay không.

COVID-19 ảnh hưởng lên trẻ em như thế nào?

Quay về tháng 6 và tháng 7 năm nay, làn sóng COVID-19 chủ yếu ở người trong độ tuổi 18-35 (đường màu cam trong biểu đồ bên dưới). Tuy nhiên, khi các ca bệnh ở nhóm tuổi này đã giảm, chúng ta đang thấy sự gia tăng đáng lo ngại ở trẻ em (đường màu xanh dương đậm).

Theo ước tính này dựa trên dữ liệu của ZOE COVID, khoảng 14000 trẻ em bị mắc COVID-19 mỗi ngày trên khắp Vương quốc Anh. Và tỉ lệ này tăng nhanh hơn ở Scotland – nơi các trường học quay về hoạt động sau kì nghỉ hè.

 

COVID-19 biểu hiện như thế nào ở trẻ em?

Thông thường, trong tổng số trẻ em bị nhiễm virus Corona có khoảng 40 đến 70% trẻ không có bất kì triệu chứng nào.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận các triệu chứng ở trẻ em thông qua ứng dụng ZOE COVID phổ biến nhất là sốt và nhức đầu, theo sau là ho dai dẳng, đau họng, v.v.”

Mức độ phổ biến của các triệu chứng nhất định phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Ví dụ: đau bụng phổ biến ở trẻ nhỏ hơn, trong khi những trẻ lớn dễ bị mất khứu giác hơn.
Có nhiều triệu chứng của COVID-19  giống với các triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm thông thường khác và có thể gây khó khăn trong việc phân biệt ở trẻ em .

Không phải trẻ cứ nghẹt mũi là bị COVID. Sự khác biệt lớn nhất mà chúng tôi nhận thấy là thời gian mắc bệnh – trẻ được chẩn đoán là nhiễm COVID xuất hiện triệu chứng và bệnh kéo dài 6 ngày, trong khi trẻ nhiễm các bệnh khác thì trung bình chỉ khoảng 3 ngày.

 

Tình trạng nhập viện ở trẻ em nhiễm COVID-19?

May mắn thay, hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 là bệnh nhẹ và xác suất bệnh trở nặng hoặc phải nhập viện là rất thấp. Mặc dù hiện nay phần lớn người nhiễm là người trẻ và trẻ em, nhưng tỷ lệ nhập viện và tử vong lại cao hơn rất nhiều ở nhóm người lớn tuổi.

Ghi nhận tại vương quốc Anh, 300-400 trẻ em đã nhập viện trong đợt dịch đầu tiên vào những tháng đầu 2020 và chưa thấy sự xuất hiện của biến thể Delta.

Do hiện nay tỉ lệ nhiễm COVID-19 có triệu chứng ở trẻ em tăng cao, nên trung bình có đến 20 đến 30 trẻ nhập viện vì COVID-19 này mỗi ngày trên toàn quốc. Nhưng quan trọng là không nên lo lắng thái quá vì vẫn rất ít khả năng con bạn phải nhập viện nếu trẻ bị nhiễm COVID-19.

Hầu hết những trẻ nhập viện đã hồi phục tốt.  Chỉ 24 trẻ tử vong trong đợt đại dịch đầu tiên và nhiều trẻ trong số đó có bệnh nền khiến chúng có nguy cơ tử vong cao hơn.

Những tiền căn có nguy cơ cao bao gồm tình trạng thần kinh, thiểu năng và một số rối loạn di truyền như hội chứng Down. Trẻ em bị ức chế miễn dịch do bệnh hoặc do dùng thuốc, cũng có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn.

Các nhà khoa học chắc chắn rằng chưa có bằng chứng nào chỉ ra rằng trẻ bị hen suyễn nếu mắc COVID-19 sẽ bị nặng như ở người lớn có bệnh hen suyễn.

 

Trẻ em có nguy cơ nhiễm COVID-19 kéo dài hay không?

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng con họ có nguy cơ nhiễm COVID-19 kéo dài. Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì không như vậy.

Trong khi có tới 1 trên 7 người lớn biểu hiện các triệu chứng khi nhiễm COVID-19 hơn 4 tuần và 1 trên 20 người có triệu chứng lên đến hơn 8 tuần, thì thời gian biểu hiện triệu chứng ở trẻ em lại rất khác.

Chỉ khoảng 4,5% trẻ mắc bệnh có triệu chứng kéo dài 4 tuần, và nếu xem xét các trường hợp có thời gian lên đến 8 tuần thì tỉ lệ này giảm xuống còn khoảng 1.5%.

Điều này chỉ ra rằng chỉ từ 1/70 đến 1/100 trẻ em mắc COVID-19 có bất kì triệu chứng nào có khả năng bị bệnh trong nhiều tuần, trong khi khoảng một nửa tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hoặc hơn không có triệu chứng nào.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết thêm rằng: tỷ lệ trẻ em mắc những bệnh khác và có triệu chứng kéo dài từ 4 tới 8 tuần thì ít hơn so với trẻ mắc COVID-19, nhưng những trẻ mắc bệnh khác kéo dài đến 4 tuần thì diễn biến bệnh nặng nề hơn.

Trẻ em có nguy cơ nhiễm COVID-19 kéo dài hay không?

 

Trẻ em có nên chích ngừa COVID-19 không?

Cho đến hiện tại, khoảng ¾ người trưởng thành ở Vương quốc Anh đã được tiêm ngừa đầy đủ, điều này có khả năng ngăn ngừa hàng chục nghìn ca tử vong do COVID-19. Hiện nay, việc tiêm chủng đã được mở rộng cho trẻ từ 16-17 và những trẻ nhỏ tuổi hơn với tình trạng bệnh nền nghiêm trọng hoặc đang sống với những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao.    

Tuy nhiên, sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ của việc tiêm chủng thay đổi ở các nhóm người trẻ tuổi. Khả năng trẻ em bị diễn tiến nặng, nhập viện hoặc tử vong do COVID-19 rất thấp. Nhưng trong khi các vắc-xin này cực kì an toàn và đã được kiểm nghiệm tốt, thì vẫn có nguy cơ rất nhỏ bị viêm cơ tim ở trẻ em sau khi được chích vắc-xin Pfizer.

Chúng ta sẽ cần những loại vắc-xin này trong khoảng thời gian dài – có thể là cho cả đời còn lại của chúng ta và cuộc đời của con chúng ta – nên sự an toàn phải được đảm bảo.

Các chuyên gia cho rằng cần phải cân bằng giữa lợi ích cho cộng đồng và nguy cơ cho từng cá nhân đối với bất kì loại vắc xin nào. Dù lợi ích cộng đồng sẽ lớn hơn nhiều so với bất kì nguy cơ tiềm ẩn nào cho những đứa trẻ, nhưng sẽ cần xem xét thêm về điều này ngay khi có đủ dữ liệu để kết luận.

Dù điều gì xảy ra thì khả năng trẻ nhỏ sớm được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 khó xảy ra và làm các bậc phu huynh lo lắng trong việc bảo vệ sức khoẻ của các con.

Vì vậy một trong những điều quan trọng mà chúng ta có thể làm để bảo vệ trẻ nhỏ là tiêm chủng cho tất cả những người khác, giúp mọi người an toàn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bậc cha mẹ có con nhỏ, phụ nữ mang thai, dự dịnh mang thai hoặc mới mang thai gần đây và các bà mẹ đang cho con bú. Vì khi được tiêm vắc-xin thì cơ khả năng lây COVID-19 cho con cái sẽ giảm đi đáng kể.

Một điều quan trọng nữa cần phải nhớ là có nhiều bệnh truyền nhiễm khác đang lưu hành trên thế giới ngoài COVID-19. Sự sụt giảm số lượng trẻ đến chích các loại vắc-xin đã được quy định trong chương trình tiêm chủng nhằm bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nặng, thậm chí là tử vong như sởi, quai bị, Rubella, uốn ván, bạch hầu và bại liệt, đã khiến trẻ em và những người dễ mắc bệnh tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Cuối cùng, cần có một cuộc thảo luận về cách sử dụng vắc-xin tốt nhất để mang lại lợi ích cho hầu hết mọi người.

Vắc-xin là một nguồn tài nguyên có hạn. Số trường hợp nhập viện gia tăng và sự suy giảm của vắc-xin ở người lớn, dẫn đến việc thảo luận về việc tiêm mũi vắc-xin nhắc lại vào cuối năm. Việc tiêm vắc-xin cho nhiều đối tượng trẻ em hơn và tiêm nhắc cho người già, người dễ bị mắc bệnh và các nhân viên y tế có thể khó  thực hiện được với với lượng vắc-xin như chúng tôi đã đảm bảo.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đề nghị xét nghiệm kháng thể trên trẻ em trước, để xem liệu chúng đã có kháng thể từ bị nhiễm virus và từ đó có thể ổn với việc không chích vắc-xin so với những người không có kháng thể và có thể có lợi từ việc tiêm vắc-xin.

Hơn nữa, câu hỏi ai sẽ là người được ưu tiên chích ngừa là một vấn đề toàn cầu. Nếu không chích ngừa cho người trưởng thành ở các nước khác thì đại dịch này sẽ cứ tiếp tục. Cần chích ngừa cho những người dễ mắc bệnh, không chỉ là một quốc gia riêng lẻ mà là toàn thế giới.

 

COVID-19 ảnh hưởng xấu đến trẻ em như thế nào?

Đại dịch COVID-19 đã có tác động lớn lên sức khỏe và tinh thần của trẻ em.

Những tác hại chính xảy ra đối với trẻ em không phải trực tiếp do COVID-19 mà là gián tiếp. Việc cách li 10 ngày tới 2 tuần lặp lại nhiều lần đặc biệt có hại vì nhiều lí do khác nhau. Việc giáo dục bị gián đoạn và thậm chí là sự lo lắng khi biết rằng sẽ sớm bị cách li là điều khá có hại cho trẻ. Sự ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần ngày càng gia tăng và nó ảnh hưởng đến những người khuyết tật, người có nhu cầu giáo dục đặc biệt và những người khó khăn hơn là những người khá giả và giàu có.

Đối với hầu hết những người lớn, khi đại dịch COVID-19 xảy ra là một trong những khoảng thời gian đáng sợ và đau khổ trong cuộc đời – nó ập đến và mọi người phải nhanh chóng thích nghi với những thay đổi trên thế giới, giãn cách và không thể gặp gia đình và bạn bè. Ở người lớn đã như vậy thì sẽ càng khó khăn hơn cho những đứa trẻ, đặc biệt nếu có thành viên trong gia đình bị bệnh, nhập viện hoặc thậm chí tử vong do bệnh dịch.

Những đứa trẻ sống trong cộng đồng khó khăn và với những em có nhu cầu giáo dục đặc biệt – chúng là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.

--  BS Phan Vũ Lam Phương  --  

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

return to top