✅ Giải đáp những câu hỏi thường gặp về kem chống nắng (P2)

 Sử dụng kem chống nắng có hạn chế hấp thu vitamin D không?

Việc sử dụng kem chống nắng có thể giảm lượng vitamin D được tổng hợp.

  • Nếu lo lắng về việc mình không được có đủ vitamin D, bạn nên thảo luận với bác sĩ về việc bổ sung vitamin D.
  • Nhiều người có thể sử dụng vitamin D thông qua thực phẩm hoặc vitamin bổ sung. Cách này giúp cung cấp vitamin D cần thiết mà không làm tăng nguy cơ ung thư da.

 

Ai đưa ra những quy định về kem chống nắng?

Sản phẩm kem chống nắng được cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định là sản phẩm không cần kê đơn. FDA đưa ra một số quy định về an toàn và hiệu quả nhằm chi phối việc sản xuất và tiếp thị tất cả các sản phẩm chống nắng, bao gồm cả những dữ liệu an toàn về thành phần của nó.

 

Hướng dẫn về kem chống nắng của FDA ảnh hưởng thế nào đến kem chống nắng của tôi?

Nhờ FDA, nhãn kem chống nắng cung cấp thông tin quan trọng về loại tia cực tím mà kem chống nắng có thể bảo vệ và những điều kem chống nắng có thể làm.

Nhìn trên nhãn, chúng ta có thể thấy:

  • Phổ chống nắng rộng “broad spectrum”. Điều đó có nghĩa là loại kem chống nắng này có thể bảo vệ da khỏi tia UVA và UVA và giúp ngăn ngừa ung thư cũng như cháy nắng.
  • Chỉ số SPF 30 trở lên. Trong khi SPF 15 là khuyến cáo tối thiểu của FDA để ngăn ngừa ung thư da và cháy nắng thì AAD khuyến cáo lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiếu là 30.
  • Có cảnh báo ung thư da / lão hoá da trong phần thông tin thuốc trên nhãn. Điều này có nghĩa là kem chống nắng chỉ ngăn ngừa cháy nắng mà không giảm nguy cơ ung thư và lão hoá da.
  • Chống nước “water resistant” (hiệu quả lên tới 40 phút trong nước) hoặc rất chống nước “very water resistant”  (hiệu quả lên tới 80 phút trong nước). Kem chống nắng sẽ bảo vệ trong khi bơi hoặc đổ mồ hôi trong khoảng thời gian ghi trên nhãn chai.
    • Nhà sản xuất kem chống nắng bị cấm ghi thông tin rằng kem chống nắng là “không thấm nước” (waterproof) hoặc “chống mồ hôi” (sweat proof) vì FDA đã xác định rằng những cụm từ này có thể gây hiểu lầm.
    • Ngay cả khi sử dụng cụm từ kem chống nắng chống nước thì bạn cũng nên thoa lặp lại sau khi rời khỏi nước hoặc đổ mồ hôi.​​​

 

Kem chống nắng có an toàn?

Sử dụng kem chống nắng, tránh nắng và mặc quần áo bảo vệ là những việc quan trọng nhất để giảm nguy cơ mắc ung thư da. Sản phẩm kem chống nắng được FDA xếp loại là không cần kê toa.

Các bằng chứng khoa học ủng hộ lợi ích của việc sử dụng kem chống nắng để giảm thiểu thiệt hại ngắn và dài hạn cho da do nắng gây ra. Các tuyên bố về việc thành phần trong kem chống nắng là độc hại hoặc gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh.

Nếu lo lắng về thành phần nào đó của kem chống nắng, bạn có thể lựa chọn một loại kem chống nắng có thành phần khác. Miễn là phổ rộng, chống thấm nước và chó chỉ số SPF 30 trở lên, nó có thể bảo vệ làn da hiệu quả khỏi ánh nắng mặt trời.

Q: Thời gian gần đây, FAD đang cho rằng một số thành phần trong kem chống nắng không an toàn. Điều này có đúng không?

A: Không, nhưng những quy định trong ngôn ngữ có thể gây nhầm lẫn. Những điều mà FDA đã làm là đưa ra một quy tắc đề xuất, trong đó yêu cầu nhà sản xuất cung cấp thêm dữ liệu về độ an toàn của một số thành phần trong kem chống nắng đã được sử dụng ở Hoa Kỳ trong nhiều năm.

Q: Tại sao FDA lo ngại về thành phần của kem chống nắng?

A: FDA đòi hỏi thêm những giữ liệu an toàn để tìm hiểu những điều dưới đây:

  • Da bạn hấp thu các thành phần của kem chống nắng ở mức độ nào.
  • Việc hấp thu kem chống nắng có ảnh hưởng gì đến da hay cơ thể không.

Q: Quy tắc đề xuất của FDA nói gì?

A: Quy tắc đề xuất này phân loại các thành phần trong kem chống nắng. FDA đang đề xuất có hai thành phần “thường được công nhận là an toàn và hiệu quả” (GRASE). Thành phần đó là:

  • Titanium dioxide
  • Zinc oxide

FDA đề xuất hai thành phần khác không GRASE:

  • PABA
  • Tolamine salicylate

Đừng lo lắng, sẽ không có một trong hai thành phần này trong kem chống nắng bán hợp pháp tại Hoa Kỳ. FDA đòi hỏi nhiều hơn dữ liệu an toàn về 12 thành phần sau trước khi xác định liệu những thành phần này có thể phân loại vào nhóm GRASE hay không:

  • Thành phần được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ: ensulizole, octisalate, homosalate, octocrylene, octinoxate, oxybenzone, avobenzone.
  • Thành phần không thường được sử dụng tại Hoa Kỳ: cinoxate, dioxybenzone, meradimate, padimate O, sulisobenzone. 

Q: Tôi có nên ngưng sử dụng kem chống nắng có chứa 12 thành phần mà FDA đang cần thêm dữ liệu an toàn không?

A: Trong thời gian FDA tìm thêm dữ liệu thì không thể nói những thành phần này không an toàn và không thể yêu cầu mọi người ngưng sử dụng.

Một nghiên cứu gần đây của FDA đã xem xét bốn thành phần trong kem chống nắng và kết luận rằng sự hấp thu của các chất này ủng hộ cho nhu cầu về việc bổ sung dữ liệu an toàn. Tuy nhiên, nghiên cứu lưu ý rằng dữ liệu không kết luận rằng có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khoẻ và cần nghiên cứu thêm trước khi có thể xác định được. Và quan trọng là các tác giả của nghiên cứu tuyên bố rằng mọi người nên tiếp tục sử dụng kem chống nắng.

Q: FDA đã ban hành “quy tắc đề xuất” (proposed rule) nghĩa là gì?

A: Một quy tắc đề xuất là bước đầu tiên trong quy trình quản lý của FDA. Khi FDA ban hành một quy tắc đề xuất, FDA sẽ yêu cầu ngành công nghiệp và các bên quan tâm khác gửi nhận xét, dữ liệu bổ sung hoặc cả hai trong vòng 90 ngày. Đối với quy tắc đề xuất hiện tại về kem chống nắng, hạn chót để gửi giữ liệu và nhận xét là ngày 28/05/2019.

FDA phải cung cấp kết luận cuối cùng của mình trước 26/11/2019 theo yêu cầu của quốc hội.

Q: Chuyện gì xảy ra sau khi FDA cung cấp kết luận của mình?

A: Sau khi kết luận cuối cùng có hiệu lực, bất kì loại kem chống nắng nào có chứa các thành phần không có trong thông báo đều phải qua quy trình ứng dụng thuốc mới (NDA). Kem chống nắng không thể được bán ở Hoa Kỳ cho đến khi nó trải qua quá trình này và được FDA chấp thuận.

Q: Quy tắc đề xuất của FDA có giải quyết được bất kì mối lo ngại nào về thành phần của kem chống nắng: oxybenzone và octinoxate không?

A: Không, quy tắc đề xuất này không yêu cầu cụ thể cho thông tin này.

Kem chống nắng dạng xịt có an toàn không?

FDA đang tiếp tục đánh giá độ an toàn và hiệu quả của kem chống nắng dạng xịt. Thử thách trong việc sử dụng kem chống nắng dạng xịt là khó xác định liệu đã dùng đủ lượng kem chống nắng để che phủ tất cả các vùng tiếp xúc nắng trên cơ thể hay chưa. Khi sử dụng dạng xịt hãy đảm bảo xịt một lượng vừa đủ và thoa đều để đảm bảo che phủ đủ.

Để tránh hít phải kem chống nắng, không bao giờ xịt chung quanh hoặc gần mặt và miệng. Xịt lên bàn tay và thoa lên vùng da cần che phủ có thể giúp tránh hít phải mà vẫn đảm bảo che phủ đầy đủ. Khi sử dụng kem chống nắng dạng xịt cho trẻ cần chú ý hướng gió để tránh cho trẻ hít phải.

 

Điều trị bỏng nắng như thế nào?

Điều trị cháy nắng sớm nhất có thể là điều rất quan trọng. Ngoài việc ngưng tiếp xúc với tia UV, bác sĩ da liễu còn khuyên những điều sau:

  • Tắm nước mát để giảm nhiệt.
  • Dưỡng ẩm sẽ giúp làm giảm nhẹ sự khó chịu vì cảm giác khô rát. Ngay sau khi tắm xong, hãy lau cơ thể nhẹ nhàng nhưng để lại một ít nước trên da. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm để khoá ẩm cho da.
  • Thoa hydrocortisone – có thể mua không cần toa – sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu.
  • Aspirin hoặc ibuprofen có thể giảm sưng, đỏ và khó chịu.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước vì  vết bỏng nắng sẽ kéo dịch lên bề mặt da và bay hơi sau đó.

Không điều trị bỏng nắng với sản phẩm có “-caine” (như benzocaine)

Nếu da bị bỏng giộp lên tạo bóng nước nghĩa là bạn bị bỏng nắng độ 2. Bác sĩ da liễu khuyên rằng:

  • Đừng làm bể bóng nước và hãy để nó tự lành vì bóng nước hình thành để giúp da lành thương và tránh nhiễm trùng.
  • Nếu bóng nước quá lớn, chẳng hạn như toàn bộ lưng hoặc bạn cảm thấy ớn lạnh, đau đầu hoặc sốt. Đây là lúc bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập lức.

Khi bị bỏng nắng, chúng ta nên tránh nắng trong thời gian chờ vết thương hồi phục. Chắc chắn che phủ toàn bộ vết bỏng mọi lúc bạn ra khỏi nhà.

--  BS Phan Vũ Lam Phương  --

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương 

return to top