HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI THUỐC SINH HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN

Tổng quát

Với nhiều loại thuốc sinh học có sẵn như hiện nay dành cho bệnh nhân mắc vẩy nến mức độ trung bình đến nặng, các bác sĩ có thể có những chọn lựa và chuyển đổi các thuốc để tối ưu hóa việc điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

            Chuyển đổi giữa các thuốc sinh học là một chiến lược cần cân nhắc kỹ lưỡng khi bệnh nhân không đạt được đáp ứng đầy đủ với liệu pháp sinh học trước, bị thất bại thứ phát do mất hiệu quả theo thời gian hoặc xuất hiện phản ứng bất lợi. Điều chỉnh liều hoặc khoảng thời gian dùng thuốc cũng có thể được xem xét. Ngoài ra, cũng có báo cáo rằng việc lặp lại phác đồ giai đoạn tấn công có thể giúp ích cho những bệnh nhân thất bại thứ phát.

Điều gì gây nên thất bại điều trị với thuốc sinh học trước là một vấn đề khác cần xem xét. Tỷ lệ đáp ứng PASI 90 cao có thể đạt được với các sinh phẩm mới hơn dường như đặt ra yêu cầu cao hơn. Tuy nhiên, các bệnh nhân riêng lẻ sẽ khác nhau về kết quả mong đợi của họ và việc sử dụng liệu pháp bôi ngoài da hoặc liệu pháp quang hóa kết hợp có thể là những biện pháp can thiệp hợp lý để giải quyết các mảng kháng thuốc cục bộ không thể loại bỏ.

Trước khi chuyển đổi sang thuốc sinh học khác khi xảy ra thất bại nguyên phát hoặc thứ phát, các bác sĩ lâm sàng cũng cần loại trừ vai trò của việc không tuân thủ điều trị.

 

 

Lựa chọn liệu pháp tiếp theo

Cũng như các quyết định điều trị ban đầu, các bệnh lý đồng mắc của bệnh nhân được xem xét trong việc lựa chọn liệu pháp sinh học tiếp theo. Đối với những bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến, thuốc ức chế TNF hoặc thuốc chẹn IL-17A sẽ được ưu tiên hơn vì những thuốc này có chỉ định cho cả vẩy nến và viêm khớp vẩy nến.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột, một bệnh đi kèm tương đối phổ biến khác ở bệnh nhân vẩy nến, adalimumab, certolizumab, infliximab và ustekinumablà những lựa chọn tốt vì chúng đều được phê duyệt để điều trị bệnh Crohn và/hoặc viêm loét đại tràng, còn thuốc chẹn IL-17 nên  tránh sử dụng.

           Ở những bệnh nhân gặp phải những khó khăn về vận động, có thể cân nhắc sử dụng một loại sinh phẩm có thể được sử dụng bằng ống tiêm tự động.

Mặt khác, các báo cáo trong tài liệu chỉ ra rằng trong trường hợp đáp ứng không đủ, chuyển sang một loại sinh học khác trong cùng loại hoặc sang một loại sinh học khác loại có thể vừa là chiến lược an toàn vừa hiệu quả.

Thời điểm chuyển tiếp

Các khuyến nghị về thời điểm bắt đầu sử dụng một thuốc sinh học mới khác nhau tùy thuộc vào việc liệu việc chuyển đổi có được thực hiện do lo ngại về an toàn hay thiếu hiệu quả hay không. Nếu một sự thay đổi được thực hiện bởi vì bệnh nhân đã trải qua một biến cố bất lợi với phương pháp điều trị sinh học hiện có, thì bằng chứng ủng hộ việc chờ đợi cho đến khiphản ứng đã được giải quyết hoặc các thông số xét nghiệm trở về bình thường hóa hoặc ổn định.

Trong trường hợp lý do chuyển đổi là thiếu hiệu quả, khuyến nghị được đưa ra là nên bắt đầu thuốc sinh học mới khi liệu pháp hiện tại được lên lịch lần sử dụng tiếp theo hoặc dựa trên khoảng thời gian dùng thuốc tối thiểu hoặc ngắn nhất trong giai đoạn tấn công của thuốc sinh học cũ.

Ví dụ, trong trường hợp bệnh nhân không điều trị bằng etanercept (Enbrel, Amgen), thuốc sinh học mới có thể được bắt đầu một tuần sau liều etanercept cuối cùng. Việc chuyển sang một loại thuốc sinh học mới có thể được thực hiện hai tuần sau liều cuối cùng của adalimumab (Humira, Abbvie), infliximab (Remiacade, Janssen CarePath), certolizumab (Cimzia, UCB), secukinumab (Cosentyx, Novartis), ixekizumab (Taltz, Eli Lilly), hoặc brodalumab (Siliq, Valeant Pharmaceuticals),trong khi nên trì hoãn bốn tuần trước khi chuyển đổi khi điều trị đang được chuyển từ ustekinumab (Stelara, Janssen CarePath), guselkumab(Tremfya, Janssen CarePath), tildrakizumab (Sun Pharma), hoặc risankizumab (Skyrizi, Abbvie).

Những chứng cứ sẵn có dường như cân nhắc với nhu cầu chờ đợi liệu pháp hiện tại hết tác dụng.

Thời gian đào thải hết các chất sinh học thường được coi là bốn chu kỳ bán hủy. Việc chờ đợi lâu như vậy để bắt đầu một loại thuốc sinh học mới có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ tiến triển bệnh nặng trở lại, chất lượng cuộc sống trở nên tồi tệ hơn, và khả năng điều đó xảy ra dường như lớn hơn khả năng các liệu pháp chồng chéo sẽ dẫn đến tác dụng phụ.

Nguồn:https://www.dermatologytimes.com/view/guidance-transitioning-psoriasis-patients-between-biologics

Người dịch: Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber

return to top