Một số nguyên nhân gây hại cho sức khỏe vùng chậu

Sai lầm 1: Bạn đi tiểu khi đang tắm

Thành thật mà nói, nhiều người trong chúng ta đều đã mắc sai lầm này ít nhất 1 lần trong đời. Có 2 lý do để loại bỏ thói quen này, đầu tiên, việc đi tiểu thường xuyên khi tắm có thể dẫn đến mối liên hệ giữa tiếng nước chảy và cảm giác muốn đi tiểu, khiến bạn phải đi tiểu trong phòng tắm mỗi khi vào phòng.

Thứ 2, nữ giới đơn giản là không có thói quen đi tiểu đứng. Tư thế này không cho phép sàn chậu của bạn thư giãn, điều đó có nghĩa là bạn có thể sẽ không thải hết nước tiểu trong bàng quang và cuối cùng bạn có thể phải đẩy nước tiểu ra ngoài. Điều này dẫn chúng ta đến sai lầm tiếp theo.

 

Sai lầm 2: Rặn khi đi tiểu

Nín thở khi đi tiểu hoặc rặn bằng cơ bụng để tăng tốc quá trình sẽ không gây hại nếu bạn làm điều đó một lần, nhưng nếu đây là thói quen hàng ngày, nó có thể làm suy yếu bàng quang, ảnh hưởng đến cơ quan vùng chậu. Điều này có thể dẫn đến sa cơ quan vùng chậu, khó thải hết nước tiểu trong bàng quang, thậm chí là trĩ. Bạn nên thư giãn nhiều nhất có thể và để dòng nước tiểu chảy ra theo tốc độ tự nhiên.

 

Sai lầm 3: Lau từ sau ra trước

Việc lau ngược ra phía trước có thể đưa phân và chất lỏng tiến gần niệu đạo hoặc lỗ tiểu, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, hãy cố gắng lau từ trước ra sau.

 

Sai lầm 4: Không ngồi đúng tư thế

Khi đi vệ sinh, tốt nhất bạn nên ở tư thế ngồi thoải mái. Nếu bạn ngồi xổm hay lơ lửng trên bồn cầu thì có nghĩa là bạn đang siết chặt sàn chậu. Và điều này hạn chế mức độ co bóp của bàng quang để thải nước tiểu.

 

Sai lầm 5: đi vệ sinh một cách vội vàng

Ngay cả khi bạn không có nhiều thời gian thì việc vội vàng đi vệ sinh cũng không phải là điều tốt. Việc đi tiểu vội vàng có nghĩa là bạn có thể chưa thải hết nước tiểu trong bàng quang. Hãy dành một khoảng thời gian đủ để làm trống hoàn toàn bàng quang, bằng cách này, bàng quang có thể thải hết hoàn toàn nước tiểu và đầy lại từ đầu.

 

Sai lầm 6: Bạn nhịn tiểu lâu nhất có thể

Việc nhịn tiểu ảnh hưởng đến bàng quang, làm đảo lộn hoạt động bình thường của nó. Nếu bạn muốn đi tiểu nhưng lại nhịn tiểu trong thời gian dài (5 giờ trở lên), bạn có thể giảm khả năng nhận biết bàng quang đầy, cũng như làm giảm khả năng nhạy của các cơ quan cảm nhận sự căng ở bàng quang. Sự rối loạn của bàng quang có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu hoặc nhiễm trùng bàng quang, cùng nhiều vấn đề khác. Nên đi tiểu 2 - 4 giờ một lần để tránh vấn đề này.

 

Sai lầm 7: Đi tiểu khi không thực sự cần thiết

Việc cố gắng thải hết nước tiểu thường xuyên để đề phòng trường hợp phải đi tiểu vào thời điểm không thuận tiện nghe có vẻ hợp lí nhưng điều đó không tốt cho sức khoẻ bàng quang. Nếu bạn đi vệ sinh mà không đợi có cảm giác thôi thúc thích hợp thì bạn sẽ khiến bàng quang nhạy hơn với việc đầy nước và buồn tiểu thường xuyên hơn. Nếu đây là thói quen của bạn thì bạn nên rèn luyện lại bàng quang với sự trợ giúp của chuyên gia vật lý trị liệu.

 

Sai lầm 8: Bạn thõng vai khi ngồi

Thõng vai, rũ người về phía trước khi ngồi đi tiểu có thể gây áp lực không cần thiết lên bàng quang và thậm chí có thể khiến bạn khó đi tiểu. Nếu bạn không cho phép sự co bóp bàng quang xảy ra tự nhiên, bạn có thể không làm rỗng bàng quang hoàn toàn hoặc khi bạn đứng thẳng lên, nước tiểu sẽ chảy ra nhiều hơn. Tốt nhất bạn nên ngồi thẳng hoặc hơi nghiêng về phía trước với hai tay thả lỏng trên chân.

 

Sai lầm 9: Bạn tập Kegels khi đi tiểu

Tập Kegels, một bài tập mà bạn luân phiên siết chặt và thư giãn các cơ sàn chậu, mang nhiều lợi ích nhưng có thể gây ra vấn đề nếu bạn tập khi đang đi tiểu. Tập Kegels khi đang đi tiểu sẽ khiến bàng quang ngừng co bóp và khi bạn thả ra, bạn đã làm gián đoạn dòng chảy. Việc tập Kegels thường xuyên khi đi tiểu thực sự có thể khiến bàng quang của bạn trống rỗng một phần, dẫn đến việc bắt đầu/dừng dòng nước tiểu ngoài tầm kiểm soát của bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top