✴️ Chứng sa ruột hay thoát vị bẹn, nghẹn ruột

Nội dung

Cơ chế hình thành chứng sa ruột

Ổ bụng là một khoang kín chỉ có một vài lỗ nhỏ để cho các động mạch thông ra ngoài. Những lỗ này cũng là những địa điểm xảy ra hiện tượng thoát vị (chứng sa ruột).

Đàn ông thường bị thoát vị ở bẹn. Đây là điểm có một khe nhỏ trước kia là con đường để hột tinh hoàn tụt xuống nơi ở cố định là túi bìu và sau khi tinh hoàn đã xuống thì khe này tự bít lại.

Thông thường, con đường này chỉ còn có các động mạch đi qua để nuôi dưỡng tinh hoàn. Nhưng nếu lỗ bao quanh động mạch không kín hoặc quá yếu, một đoạn ruột có thể lọt vào đấy và thoát ra ngoài ổ bụng xuống bìu gọi là thoát vị bẹn.

Hiện tượng này có thể xảy ra với người trẻ và dễ xảy ra với người già hơn vì các cơ thành ổ bụng yếu dễ sa xuống phía dưới.

Chứng sa ruột thoát vị bẹn

Minh họa chứng sa ruột (thoát vị bẹn)

Ở phụ nữ, lỗ thoát vị cũng ở nếp bẹn nhưng thấp hơn xuống phía đùi.

Rốn là vết tích của đường ống mang các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào cơ thể con. Nếu màng ổ bụng bị giãn ra quanh rốn thì đây cũng là một điểm có thể xảy ra hiện tượng thoát vị, gọi là thoát vị rốn.

Những vết sẹo còn lại qua những lần phẫu thuật ở bụng cũng có thể là địa điểm thoát vị.

Lọt qua những lỗ hổng để ra ngoài ổ bụng có thể là lớp mỡ đệm bao quanh ruột hoặc một khúc cong của ruột. Nếu bị thít chặt, phần lọt qua có thể bị hoại thư hoặc gây ra hiện tượng viêm phúc mạc dẫn tới tử vong.

Lỗ hổng để ruột lọt qua càng lớn thì hiểm họa ruột bị tắc càng nhiều cơ may không xảy ra. Tuy vậy, nếu đoạn ruột bị xoắn thì vẫn dễ bị nghẹt. Thoát vị ở rốn thường ít nguy hiểm vì lỗ hổng lớn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ

  • Làm thế nào để tránh bệnh ung thư ruột già?

  • Bệnh viêm ruột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

 

Triệu chứng sa ruột, thoát vị bẹn

Hiện tượng sa ruột, thoát vị có thể đã xảy ra rồi mà bệnh nhân vẫn không hề hay biết. Tới một lúc nào đó, do một động tác liên quan tới bụng, một cơn ho hoặc sau một chuyến đi nhọc mệt,… người bệnh bỗng cảm thấy đau nhói ở điểm thoát vị kèm theo hiện tượng buồn nôn hoặc nôn ói, không đại tiện và trung tiện (đánh hơi) được.

Nếu gặp người có triệu chứng như trên, phải đưa tới nơi cấp cứu ngay. Sau khi khám bệnh, bác sĩ sẽ loại trừ trường hợp đau ruột thừa, tắc ruột… để quyết định cách xử trí với hiện tượng thoát vị.

Hiện tượng thoát vị ở người cao tuổi có thể xảy ra từ từ do các cơ ổ bụng giãn đều ra vì lão hóa. Người bệnh cảm thấy nặng nặng ở một bên háng sau khi đứng lâu tại chỗ hoặc cảm thấy đau ở đó trong khi đi bộ, sau một cơn ho hoặc bị đi táo.

Khi thấy các triệu chứng này, cần đi khám bệnh ngay. Bác sĩ sẽ dùng ngón tay đội lớp da của túi bìu lên và tiếp cận với đim đau ở háng để xác định đúng là hiện tượng thoát vị.

 

Phương pháp chữa chứng sa ruột, nghẹn ruột

Trường hợp sa ruột, nghẹn ruột nếu cần mổ, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện việc giải phẫu để giải thoát đoạn ruột bị nghẹt, đưa đoạn ruột này trở lại ổ bụng, hoặc nếu cần, phải cắt bỏ lớp cơ bao quanh ruột hoặc một khúc ruột đã bị hoại thư, thực hiện các công việc sát trùng rồi khâu để nối ruột lại.

Việc giải phẫu ngay lúc này để tránh cho đoạn ruột khỏi bị kẹt rất dễ dàng và đơn giản, có khi chỉ cần gây tê ở chỗ mổ.

Vậy mà những trường hợp sa ruột, thoát vị ở người già thường chỉ được điều trị khi đã muộn, một phần vì bệnh nhân coi thường do hiện tượng này chưa làm cho họ bị đau nhiều, một phần vì ngại mổ.

Nhiều người lúc đầu chỉ có một vài triệu chứng rất nhẹ như thấy có một chỗ ở háng hơi phồng lên gây đau âm ỉ, cảm thấy buồn nôn và hơi bị táo bón. Tới khi chịu đến bác sĩ thì đoạn ruột bị kẹt đã sưng to hoặc bị vỡ rồi nên không tránh được tử vong.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top