Tổng quan
Da và tóc thường xuyên tiếp xúc với nhiều tác nhân độc hại có trong môi trường bao gồm cả khói thuốc lá. Khói thuốc lá chứa hàng ngàn chất gây hại cho da, trong đó đáng chú ý nhất là Nicotin.
Ngoài những liên quan giữa hút thuốc lá với ung thư, bệnh phổi và tim, hút thuốc có liên quan đến lão hóa da sớm, chậm lành vết thương và tăng nhiễm trùng, cũng như một số rối loạn da, đặc biệt là vẩy nến, viêm tuyến mồ hôi nung mủ và lupus ban đỏ da. Một quan sát chung cho thấy những người hút thuốc có xu hướng mắc các bệnh lý da bao gồm cả mụn trứng cá trầm trọng và khó đáp ứng điều trị hơn so với người không hút thuốc lá.
Hút thuốc lá gây tổn thương da như thế nào?
Khói thuốc lá gây ra stress oxy hóa do đó không cung cấp đủ oxy cho da dẫn đến thiếu máu cục bộ mô và tắc mạch máu. Nó làm giảm đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch mắc phải, tăng tạo metallo-proteinase MMP-1, một loại enzyme đặc biệt làm suy giảm collagen.
Các chế phẩm thay thế nicotine an toàn hơn cho da so với thuốc lá, mặc dù bản thân nicotine gây co mạch, ức chế viêm, chậm lành vết thương và đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Hút thuốc và lão hóa da
Hút thuốc lá gây ra những ảnh hưởng tạm thời trên da và niêm:
Hút thuốc lá gây lão hóa da như thế nào?
Không chắc chắn chính xác làm thế nào hút thuốc gây ra lão hóa sớm của da mặt. Các thuyết đưa ra bao gồm:
Hút thuốc và quá trình lành thương
Hút thuốc làm chậm quá trình lành thương, bao gồm chấn thương và vết thương phẫu thuật. Nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành quá trình ghép, tạo vạt da, chết mô và hình thành cục máu đông. Nguyên nhân giả thích điều này không rõ ràng nhưng liên quan đến:
Hút thuốc và nhiễm trùng
Hút thuốc làm tăng nguy cơ và mức độ nặng của các tình trạng:
Hút thuốc và ung thư da
Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư tế bào gai so với những người không hút thuốc. Ngoài ra còn có tăng nguy cơ mắc bạch sản và ung thư miệng; 75% trường hợp ung thư miệng và môi xảy ra ở những người hút thuốc. Hút thuốc dường như không làm tăng nguy cơ ung thư tế bào đáy.
Cai thuốc lá làm giảm nguy cơ di căn từ ung thư môi xuống 2-3 lần.
Hút thuốc và phát ban mụn mủ lòng bàn tay bàn chân
Mụn mủ lòng bàn tay bàn chân một bệnh mạn tính, kháng trị, da mất chức năng đặc trưng bởi mụn mủ, ban đỏ và đóng vảy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trung niên, >90% trong số họ hút thuốc. Cơ chế liên quan đến nicotine liên kết với các thụ thể acetylcholine trong tuyến mồ hôi và ống dẫn, để thay đổi cấu trúc của chúng và gây viêm.
Cai thuốc lá dần dần giúp cải thiện và sạch mụn mủ ở nhiều bệnh nhân.
Hút thuốc và vẩy nến
Một số nghiên cứu đã xác nhận rằng những người hút thuốc có xu hướng mắc vẩy nến tiến triển và nặng hơn so với những người không hút thuốc. Cơ chế được cho là gây ra các hóa chất trung gian gây viêm và thúc đẩy sự tăng sinh keratinocyte. Nicotine gắn trực tiếp với các tế bào đuôi gai, tế bào T và tế bào keratinocytes.
Hút thuốc và viêm tuyến mồ hôi nung mủ
Phần lớn bệnh nhân bị viêm tuyến mồ hôi nung mủ là người hút thuốc, và người hút thuốc có gánh nặng bệnh tật lớn hơn người không hút thuốc. Viêm tuyến mồ hôi nung mủ có khuynh hướng di truyền, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ béo phì. Sinh bệnh học liên quan đến tắc nang do nicotine/acetylcholine, vỡ nang và rối loạn điều hòa miễn dịch. Những người hút thuốc đáp ứng kém với điều trị hiện tại.
Hút thuốc và bệnh mạch máu
Nicotine gây co mạch và tăng đông máu, tăng nguy cơ cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu.
Hút thuốc có thể làm nặng thêm hoặc khởi phát các bệnh:
Hút thuốc và lupus ban đỏ
Nguy cơ mắc lupus ban đỏ mạn tính (đặc biệt là lupus ban đỏ dạng đĩa) tăng gấp 10 lần ở người hút thuốc so với người không hút thuốc. Hút thuốc làm tăng hoạt động tự miễn bằng cách kích hoạt các tế bào lympho. Cũng có những bằng chứng cho thấy lupus da mạn tính đáp ứng điều trị kém hơn trên những người hút thuốc.
Điều trị lupus ban đỏ da bằng hydroxychloroquine và các loại thuốc khác ít hiệu quả hơn ở những người hút thuốc.
Hút thuốc và bệnh răng miệng
Nguy cơ mắc các bệnh lý ở miệng có xu hướng phổ biến hơn ở những người hút thuốc:
Tác dụng của hút thuốc đối với thuốc
Hydrocarbon thơm đa vòng có trong thuốc lá làm tăng các enzyme CYP1A2 trong gan. Những enzyme này phá hủy độc tố. Kết quả là những người hút thuốc cần liều cao thuốc điều trị hơn so với người không hút thuốc để đạt được kết quả tương tự. Chúng bao gồm insulin, thuốc giảm đau, thuốc chống loạn thần, thuốc chống đông máu, caffeine và rượu.
Lượng rượu và lượng caffeine hấp thụ tăng gấp đôi ở những người hút thuốc. Sự dung nạp rượu và caffeine này nhanh chóng bị mất khi ngừng hút thuốc.
Uống rượu cũng có thể dẫn đến hút thuốc nhiều hơn.
Những bệnh lý nào trở nên nhẹ hơn ở người hút thuốc so với người không hút thuốc
Một số bệnh lý viêm ít phổ biến hoặc ít nghiêm trọng hơn ở người hút thuốc so với người không hút thuốc gồm :
Tuy nhiên, hút thuốc không được khuyến cáo như một biện pháp điều trị do tác dụng phụ và nguy cơ gây nghiện
Tác dụng trên da của các biện pháp cai thuốc lá
Các miếng dán chứa nicotine, kẹo cao su, viên ngậm, thuốc xịt mũi, ống hít và thuốc lá điện tử có thể có lợi hoặc không cho da ở những bệnh nhân cai thuốc lá.
Tác dụng phụ ở da có thể dẫn đến việc bệnh nhân tuân thủ điều trị kém.
Methacrylates và nicotine trong các miếng dán qua da có thể gây viêm mạch và viêm da tiếp xúc dị ứng.
Kẹo cao su nicotine, viên ngậm, thuốc xịt, thuốc hít có thể gây đau nhức miệng, họng, mũi và có liên quan đến nổi mề đay cấp tính.
Các chất chủ vận thụ thể acetylcholine nicotinic Varenicline có thể gây khô miệng, phát ban và mụn mủ toàn thân cấp tính.
Bupropion đã được báo cáo gây khô miệng, phản ứng giống bệnh huyết thanh, lupus ban đỏ bán cấp, mày đay cấp tính, phù mạch, vẩy nến toàn thân, vẩy nến mủ, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens Johnson và hội chứng quá mẫn do thuốc.
Nguồn: Smoking and its effects on the skin | DermNet (dermnetnz.org)
Người dịch: Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương