MẮT CÁ VÀ VẾT CHAI

Nội dung

Mắt cá là gì? Vết chai là gì?

Mắt cá và vết chai là những tổn thương da phổ biến, biểu hiện bởi một vùng da dày và cứng.

  • Mắt cá sẽ có tình trạng viêm và đau.
  • ‘Mắt cá mềm' là loại sang thương mắt cá có bề mặt da ẩm và bong tróc, chẳng hạn như giữa các ngón chân bị ép vào nhau.
  • Vết chaithì không có tình trạng đau.

 

Mắt cá

 

 

Vết chai

 

Nguyên nhân gây ra mắt cá và vết chai?

 

Nguyên nhân của mắt cá và vết chai là do phản ứng của da với ma sát và áp lực. Tổn thương lặp đi lặp lại khiến da cố gắng tự bảo vệ khỏi tình trạng phồng rộp. Các tế bào tại lớp đáy của thượng bì (tế bào sừng) tăng số lượng từ đó lớp tế bào gai dày hơn và lớp sừng dày hơn.

 

Vị trí phổ biến nhất của mắt cá và cục vết chai là trên bàn tay hoặc bàn chân, nhưng bất kỳ vùng da nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ như:

 

  • Trên lòng bàn tay, do cầm vợt hoặc búa
  • Trên một đốt ngón tay, do động tác đẩy mình ra khỏi xe lăn
  • Trên chân, do mang chiếc giày chật
  • Trên ụ ngón chân, do chạy trên chân trần.

 

Da dày toàn bộ lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân được gọi là dày sừng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

 

Phương pháp điều trị mắt cá và vết chai?

Mấu chốt quan trọng là giảm áp lực lên vùng da bị ảnh hưởng.

  • Chọn giày dép vừa vặn, thoải mái, đế bằng.
  • Sử dụng găng tay bằng da khi thực hiện các công việc lặp đi lặp lại gây tổn thương cho da.
  • Sử dụng một lớp đệm bảo vệ để tạo áp lực đều hơn xung quanh khu vực bị ảnh hưởng nhằm giảm lực ma sát tập trung tại vị trí tổn thương.
  • Tách các ngón chân bằng bông mềm, len cừu, moleskin hoặc miếng đệm nhằm giảm áp lực.
  • Sử dụng dụng cụ chỉnh hình đặc biệt.

 

Giảm độ dày của da.

  • Dùng giấy nhám, dũa hoặc đá bọt chà lên bề mặt da (cách này sẽ dễ thực hiện hơn khi ngâm da trong nước ấm trong 10 phút hoặc lâu hơn).
  • Cắt bớt da bề mặt bằng dụng cụ cắt da được thiết kế đặc biệt để loại bỏ lõi trung tâm.
  • Thoa kem bạt sừng hoặc kem dưỡng gót chân có chứa urê, salicylic acid hoặc lactic acid.

 

Giảm bớt sự khó chịu của các vết nứt đau đớn

  • Thoa một loại thuốc mỡ bôi trơn dày chẳng hặn như sáp dầu khoáng.
  • Bịt kín bề mặt bằng keo như Liquid Bandage™ hoặc keo dán móng.
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng
  • Phủ một lớp đệm dính dày.

 

Hãy đến khám cùng bác sĩ chuyên khoa về bàn chân để điều trị mắt cá và vết chai trên bàn chân.

Đôi khi xương nhô ra phải được phẫu thuật cắt bỏ bởi bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, chẳng hạn như điều trị biến dạng ngón chân cái vẹo ngoài.

 

BS CKI Phan Vũ Lam Phương

https://dermnetnz.org/topics/corn-callus

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Số điện thoại liên lạc (Trả lời trong ngày) : 0899777709 / Zalo/Viber

 

 

return to top