MÀU DA VÀ MÀU TÓC

Nội dung

Sự khác biệt về da và màu tóc của con người là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của sự biến đổi loài người. Màu da và tóc của một cá thể có mối liên quan đến tổ tiên và sự di truyền . Màu da và tóc chủ yếu được xác định bởi các gen chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ. Nhưng điều gì làm cho làn da có màu đen còn tóc thì đỏ?

Gene và sự tiến hóa của màu tóc và màu da

Màu da hoặc sắc tố được xác định bởi ba sắc tố hay ba chromophores :

  • Melanin - một polymer màu nâu / đen hoặc đỏ / vàng được sản xuất bởi melanosome trong các tế bào sắc tố
  • Hemoglobin hồng cầu trong mạch máu nông
  • Carotenoids trong chế độ ăn uống (ví dụ như cà rốt) - ở mức độ rất ít, và thường biểu hiện màu vàng ở lòng bàn tay

 

 

 

 

Melanin là yếu tố chính quyết định  màu da và tóc; tóc được coi là một dạng của da liên quan đến sắc tố. Melanin được tổng hợp bởi melanosome của tế bào sắc tố có trong da.

Làn da sẫm màu hay làn da sáng phụ thuộc vào số lượng và loại melanin được sản xuất trong da. Có hai loại melanin và số lượng tương quan của mỗi loại sẽ quyết định màu da và tóc.

  • Eumelanin chịu trách nhiệm sản xuất màu nâu hoặc đen
  • Phaeomelanin chịu trách nhiệm cho màu vàng hoặc đỏ.

Tỷ lệ Eumelanin: Phaeomelanin

Màu da

Màu tóc

Eumelanin cao và Phaeomelanin thấp

Đen hay da sậm màu

Nâu hoặc đen

Phaeomelanin cao và Eumelanin thấp

Da sáng và có tàn nhang

Đỏ ( Phaeomelanin rất cao) hay tóc vàng

Không có hoặc có rất ít Eumelanin hay Phaeomelanin ( Bạch biến)

Da nhợt

Trắng

 

Bảng trên giải thích đơn giản cho việc xác định màu da và tóc. Nhiều yếu tố khác cũng có vai trò liên quan, bao gồm thụ thể melanocortin 1 (MC1R).

Tăng hoạt động của MC1R dẫn đến tăng sản xuất eumelanin và ít phaeomelanin hơn dẫn đến sạm da và đen tóc. Những người bị suy giảm MC1R thường có mái tóc đỏ và làn da trắng với tàn nhang. Đột biến gen này làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt là melanoma.

Những thay đổi về gen liên quan đến màu da và tóc đã xảy ra kể từ khi loài người tiến hóa. Sự di cư và di chuyển của con người giữa các lục địa kéo theo sự thay đổi màu da nhanh chóng và dễ dàng như một sự thích nghi với môi trường mới.

Sự khác nhau của màu da và màu tóc

Chúng ta không chỉ thấy sự khác biệt về màu da và tóc giữa mọi người với nhau mà đôi khi còn thấy sự khác biệt về màu sắc giữa các bộ phận khác nhau trên cơ thể chúng ta. Màu tóc có thể thay đổi theo thời gian và vị trí. Ví dụ, tóc da đầu có thể có màu vàng ở trẻ, sau đó sẫm màu thành nâu ở tuổi thiếu niên, và cuối cùng trở nên trắng ở tuổi già. Và tại sao ở một cá thể, tóc da đầu có thể có màu đen hoặc nâu sẫm trong khi lông mặt hoặc lông mu có màu đỏ? Một số yếu tố giải thích cho sự đa dạng này: 

  1. Bức xạ cực tím

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (bức xạ cực tím) làm tăng sản xuất melanin và dẫn đến da sẫm màu hơn (rám nắng). Tiếp xúc nhiều lần với tia cực tím có thể dẫn đến da và màu tóc sẫm màu hơn theo thời gian. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra các đốm nâu và tàn nhang, đặc biệt là ở những người có làn da trắng.

  1. Rối loạn sắc tố 

Rối loạn sắc tố có thể dẫn đến tăng hoặc giảm sắc tố toàn thân hay cục bộ. Tăng melanin có thể là do tăng số lượng tế bào sắc hoặc do tăng sản xuất melanin. Trong khi giảm sản xuất melanin dẫn đến da nhạt màu hay mất hoàn toàn melanin tạo thành các mảng trắng (leucoderma).

  1. Giới tính, tuổi tác và vị trí

Số lượng tế bào sắc tố, lượng và loại melanin được sản xuất khác nhau tùy thuộc vào vị trí trên cơ thể, tuổi tác và giới tính: 

  • Các vị trí cơ thể khác nhau có số lượng tế bào melanocytes và sản xuất melanin khác nhau
  • Số lượng và loại melanin được sản xuất thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Trẻ em thường có làn da nhạt hơn người lớn và nữ giới nhạt màu hơn nam giới.
  • Tế bào melanocyte ở da và tóc cho thấy mức độ độc lập. Da có thể có sắc tố cao hơn so với tóc, mặc dù điều này có thể là do vị trí cơ thể khác nhau.
  1. Tóc bạc

Một mối quan tâm của nhiều người là tóc bạc. Tóc bạc đi phần lớn là do đặc điểm di truyền và lão hóa.

  • Nếu cha mẹ bị tóc bạc sớm (tóc bạc vào đầu những năm 20 hoặc 30 tuổi) thì rất có thể bạn cũng sẽ bạc sớm. 
  • Bất kể gen di truyền, hầu hết mọi người sẽ bắt đầu có dấu hiệu tóc bạc dần khi già đi. Tóc bạc đi tăng 10-20%  mỗi thập kỷ sau 30 năm.
  • Khi con người càng già đi, hoạt động của tế bào melanocyte chậm lại và cuối cùng dừng lại và melanin  không còn được sản xuất. Tóc mới mọc không có màu và trở nên trong suốt  thay cho tóc cũ sẫm màu khỏe mạnh. 
  • Trong một số trường hợp, tóc bạc có thể do sự thiếu hụt B12 hoặc rối loạn tuyến giáp.
  • Tóc bạc rõ ràng hơn ở những người có mái tóc sẫm màu vì nó nổi bật, nhưng những người có mái tóc sáng tự nhiên cũng có thể bị bạc.

Các yếu tố gen quy định cho những biến thể sắc tố cần được điều tra thêm. Những hiểu biết về MC1R và các gen khác sẽ giúp giải thích sự thay đổi màu da và tóc trong quần thể người.

Nguồn:   Hair and skin colour | DermNet (dermnetnz.org)

Người dịch: Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

return to top