Chuyện gì sẽ khiến trẻ con nói dối?

Nội dung

Đến một thời điểm nào đó mọi đứa trẻ đều biết cách nói dối

Trên thực tế, khi học được cách nói dối có hiệu quả là một dấu hiệu chứng tỏ đứa trẻ đó rất thông minh. Nếu bạn nhìn vào những thành phần cần thiết cho một câu chuyện nói dối đơn giản cũng cho thấy được sự phát triển về mặt xã hội, thần kinh, trí tuệ và tình cảm của một đứa trẻ. Ví dụ, hãy một đứa trẻ ba tuổi đứng cạnh một bức tường trát đầy mực, thậm chí mực còn ở tay của bé nhưng chúng vẫn nói là chúng không bôi mực lên bức tường.

Nếu bạn nhìn vào tư duy của một đứa trẻ bạn sẽ thấy trẻ chưa phân biệt nổi trong việc làm điều xấu và là người xấu. Nếu chúng không nghĩ chúng là một người xấu thì chúng không làm việc xấu. Khi trẻ lớn thêm chút nữa, chúng sẽ dần hiểu ra kết quả của những gì chúng làm và chúng phát triển thêm những cảm xúc và sự hiểu biết về hậu quả, đó là lúc những lời nói dối trở lên phức tạp hơn. Chúng nhận ra việc nói dối sẽ giúp chúng tránh được việc bị bố mẹ phạt hoặc thúc đẩy lòng tự trọng của bản thân.

Môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến trẻ nói dối. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc trẻ em học trong những ngôi trường có kỷ luật nghiêm khắc sẽ phát triển kỹ năng nói dối tốt hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi nhưng học trong một ngôi trường dễ chịu hơn. Điều này không chỉ diễn ra ở trường học mà còn diễn ra ở bất kỳ môi trường nào trẻ thường xuyên tiếp xúc. Như vậy là sự trừng phạt nghiêm khắc làm môi trường nuôi dưỡng những tâm hồn không trong sáng.

Sự nghiêm khắc trong vấn đề giáo dục con trẻ là một vấn đề phức tạp. Việc nghiêm khắc có thể diễn ra theo hai trường phái: một là áp đặt, thiết lập những kỷ cương buộc đứa trẻ tuân theo và hai là nghiêm khắc nhưng tôn trọng niềm tin và cảm xúc của trẻ. Trường phái đầu tiên luôn khiến trẻ nhận ra không còn sự lựa chọn nào ngoài việc nói dối, nói dối là để thích nghi với môi trường sống và sau này là những hành vi vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Cách làm cha mẹ cũng ảnh hưởng đến việc nói dối của trẻ. Dạy con đúng cách sẽ là cách bảo vệ con bạn trước việc nói dối. Cha mẹ luôn đặt ra những quy định nhằm đưa con mình vào khuôn phép, nhưng bạn cần cho con bạn thấy đó không phải là sự ép buộc mà là tình thương và sự ấp áp của cha mẹ. Và điều đó có được thực hiện hay không thì còn phụ thuộc vào sự chủ động của bạn đến đâu. Ví dụ, nếu như con bạn nói với bạn là đã làm bài tập về nhà rồi nhưng cô giáo lại nói con bạn chưa làm thì thay vì bạn la mắng và trừng phạt con, hãy tập trung vào việc giả quyết hết đống bài tập mà trẻ chưa làm.

Hãy coi việc trẻ nói dối là điều bình thường, kỷ luật có lẽ không phải là điều cần thiết, quan trọng là bạn giúp trẻ nhận ra là trẻ đã sai và giúp trẻ giải quyết rắc rối mà trẻ gây ra.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top