✴️ Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú (Phần 4)

Nội dung

Chế độ ăn trong tiền sản giật

Nhu cầu năng lượng:

3 tháng đầu thai kỳ: E= 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày +50 kcal

3 tháng giữa thai kỳ: E= 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 250 kcal

3 tháng cuối thai kỳ: E= 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 450 kcal

Trong đó:

Glucid: 55-60%

Protein : 15-20% (protein động vật > 50%)

Lipid: 20-25%: (acid béo không no chiếm 2/3)

Tăng cường chất xơ: 28g/ ngày

Muối: < 6g/ ngày. 2-3 g / ngày ở những tháng cuối thai kỳ

Đầy đủ vitamin và vi chất dinh dưỡng: Sắt, acid folic, Ca, Mg

Lượng nước hàng ngày rút bớt so với hàng ngày không quá 1 lít.

Lựa chọn thực phẩm

Thực phẩm nên dùng

Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở, bánh đúc...(nên chọn các loại gạo lức, bánh mì đen hoặc ngũ cốc ngũ cốc xay xác dối thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc, )

Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và  can xi  như thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ ăn cả xương, cua .....

Các chất béo bao gồm bơ động vật, dầu oliu, dầu nành, dầu điều, dầu mè, dầu hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt điều, trứng, thực phẩm đậu nành,quả ốc chó và omega-3 được tìm thấy trong cá béo

Ăn đa dạng các loại rau xanh, đặc biệt các loại rau có tính nhuận tràng  như rau khoai lang, rau mồng tơi, ra đay (400- 600g/ngày)

Ăn đa dạng các loại quả (nên ăn thanh long,  cam, bưởi, đu đủ chín,   chuối )

Các loại sữa ít béo và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua.

Thực phẩm hạn chế dùng:

Phủ tạng động vạt: như tim, gan, cật (thận)

Mỡ động vật, bơ

Một số gia vị cay nóng như: Hạt tiêu, gừng, ớt

Các loại bánh kẹo ngọt, mứt chứa nhiều đường, các loại nước ngọt

Thực phẩm không nên dùng:

Thực phẩm chế biến sẵn như: Ngũ cốc ăn sáng, mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, mì chính, bột ngọt, hạt nêm.

Dưa, cà muối.

Các loại quả sấy khô.

Rượu, bia, nước ngọt có đường, đồ uống có ga...

Thực phẩm sống (thịt sống, trứng trần...), gỏi

Chế biến thực phẩm:

Hạn chế các món rán, quay, xào.

Hạn chế sử dụng các loại quả ép, xay sinh tố; nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.

 

THỰC ĐƠN MẪU

 

LƯỢNG NATRI (MUỐI) TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM THÔNG DỤNG

 

THỰC PHẨM THIÊN NHIÊNTHÔNG DỤNG GIÀU NATRI (MUỐI)

Những thực phẩm giàu kali tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp.

 

THỰC PHẨM GIÀU KALI

 

LƯỢNG CAN XI CÓ TRONG THỰC PHẨM HÀNG NGÀY

 

 

 

THỰC PHẨM GIÀU CHOLESTEROL

Dinh dưỡng đối với thai phụ bị tiểu đường:

Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất  kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện đầu tiên trong lúc mang thai.

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với thai phụ bị tiểu đường: Một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý có thể kiểm soát tốt đường huyết mà không cần dùng thuốc, hoặc giảm liều thuốc đang sử dụng và giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra.

Nguyên tắc dinh dưỡng

Nên ăn:

Nên ăn nhiều loại thực phẩm (15-20 loại) để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau ăn, và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn.Nên ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ.

Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình.

Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường)

Giảm ăn:

Giảm ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao đường máu sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy...

Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu: Da, lòng đỏ trứng, phủ tạng (gan, tim,thận...) thức ăn chiên xào...

Giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: mì gói, chả lụa, mắm, khô, tương, chao...

Giảm uống rượu, bia, nước ngọt

Vận động hợp lý:

Hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo ở phụ nữ có thai nếu không có chống chỉ định về sản khoa và nội khoa, thì nên bắt đầu hoặc tiếp tục tập luyện ở mức độ vừa phải vì nó có tác dụng làm tăng nhạy cảm với insulin của các tế bào, giảm đề kháng insulin dẫn đến giảm đường máu ở mẹ.

Thai phụ TĐTK cũng có thể tham gia các lớp tập thể dục, nhưng chỉ nên tập với cường độ thấp hơn so với mức đã từng tập trước kia, giảm bớt các bài tập có sự va chạm (quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ). Trong khi tập nếu cảm thấy mệt mỏi nên ngừng tập và nghỉ ngơi.Vì luyện tập làm giảm đường máu, do vậy nếu thai phụ đang điều trị bằng insulin cần được tư vấn các triệu chứng hạ đường máu và cách xử trí.

Các triệu chứng hạ đường huyết: Cáu gắt, tư duy rời rạc, có cảm giác như kiến bò ở môi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, run yếu khuỵu chân. Có cảm giác đói, cồn cào. Xử trí: nên uống 3 thìa cafê đường hoặc hoặc 3 thìa cafê mật ong hoặc ăn vài viên kẹo ngọt, vài cái bánh ngọt, uống 1 hộp sữa ...

 

THỰC ĐƠN CHO THAI PHỤ TIỂU ĐƯỜNG

 

  

 

 

BẢNG ĐƠN VỊ CHUYỂN ĐỔI THỰC PHẨM

Nhóm gạo, tinh bột, khoai củ: 01 suất thực phẩm chứa 45 g bột đường tương đương.

Nhóm gạo, tinh bột, khoai củ, các loại hạt: 01 đơn vị chuyển đổi bằng 20g glucid.

Nhóm quả chín: 01 đơn vị chuyển đổi bằng 10g glucid

Nhóm rau: 1 Đơn vị chuyển đổi = 4 g glucid

Nhóm đường: 1 Đơn vị chuyển đổi = 5g glucid

 

CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA THỰC PHẨM

Đinh nghĩa: Chỉ số đường huyết: GI (Glycemic index) Là chỉ số thể hiện tốc độ giải phóng đường vào trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm cho đường huyết trong máu tăng nhanh hơn so với thực phẩm có GI thấp.

Chỉ số GI của thực phẩm được phân loại:

Rất thấp: < 40

Thấp: 40-45

Trung bình: 56-69

Cao: ≥70

 

DANH SÁCH CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA MỘT SỐ THỰC PHẨM

 

 

TƯ VẤN DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ BÀ MẸ CHO CON BÚ

Tư vấn là một hình thức giáo dục sức khỏe (GDSK), trong đó người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng (cá nhân, nhóm), động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đề của mình, giúp đối tượng hiểu nội dung, nguyên nhân của vấn đề và tự chọn cách hành động để giải quyết vấn đề.

Tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ có thai (PNCT) và bà mẹ cho con bú (BMCCB) là một phương pháp GDSK trực tiếp ngày càng phổ biến, đặc biệt có kết quả tốt đối với sản phụ có những vấn đề sức khỏe nhạy cảm. Tư vấn dinh dưỡng trở thành một trong những hoạt động thông thường của nhiều cán bộ y tế chuyên khoa sản và cán bộ truyền thông GDSK (sau đây gọi chung là tư vấn viên), bao gồm những hoạt động hàng ngày liên quan đến công tác chuyên môn và những hoạt động mang tính chuyên sâu,giải quyết những tình huống phức tạp đòi hỏi sự tham gia của chuyên gia.

Trong khi tư vấn, người tư vấn tìm hiểu vấn đề của bà mẹ, cung cấp thông tin và hỗ trợ bà mẹ hiểu được tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và cho con bú; từ đó, tự xây dựng chế độ ăn cụ thể cho riêng mình và các cách thực hiện chế độ đó. Bên cạnh lợi ích giúp đảm bảo dinh dưỡng, tư vấn còn hỗ trợ tâm lí cho bà mẹ khi họ còn băn khoăn, hoang mang lo sợ về vấn đề dinh dưỡng an toàn cho mẹ và bé. Do đó, người tư vấn không chỉ cần có kiến thức chuyên môn tốt mà còn phải có các kĩ năng tạo niềm tin cho bà mẹ để họ yên tâmthực hiện lộ trình, chế độ dinh dưỡng mới phù hợp.

Nguyên tắc tư vấn dinh dưỡng cho PNCT và BMCCB:

Để đảm bảo tính hiệu quả của một cuộc tư vấn dinh dưỡng, tư vấn viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Lấy bà mẹ làm trọng tâm. Tuyệt đối tập trung vào vấn đề cá nhân của bà mẹ.

Tùy theo đối tượng, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp tư vấn thích hợp;

Kết hợp kiến thức khoa học và nghệ thuật giao tiếp trong tư vấn;

Đảm bảo tính giới hạn của thời gian tiếp xúc, nói chuyện trong khi vẫn nêu được đầy đủ các vấn đề của tư vấn:

Vấn đề tư vấn dinh dưỡng phải biết: là những thông tin, cốt lõi trọng tâm có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề của bà mẹ mà mỗi bà mẹ cần phối hợp, thực hiện và tuân thủ.

Vấn đề tư vấn dinh dưỡng cần biết: là những thông tin giúp bà mẹ hiểu  biết nhiều hơn về vấn đề sức khỏe của mình, hỗ trợ bà mẹ vận dụng “Vấn đề tư vấn dinh dưỡng phải biết” tốt hơn.

Vấn đề tư vấn dinh dưỡng nên biết: là thông tin bổ sung, giúp cho bà mẹ nắm vững mấu chốt của vấn đề, để bà mẹ có thể hiểu hơn về vấn đề sức khỏe của mình.

Nguyên tắc khi tư vấn dinh dưỡng cho cá nhân

Tư vấn cá nhân là tư vấn cho một người (một bà mẹ) nên nội dung tư vấn chỉ tập trung vào nhu cầu tư vấn của một bà mẹ. Việc đưa ra lời khuyên, giải pháp, cam kết cũng nhằm vào các vấn đề của bà mẹ đó. Quá trình tư vấn cá nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Thể hiện sự quan tâm giúp đỡ, biết lắng nghe thể hiện qua thái độ, cử chỉ, ánh mắt…

Xác định rõ nhu cầu của bà mẹ, tìm hiểu những hiểu biết của bà mẹ về vấn  đề cần được tư vấn và vấn đề có liên quan

Để bà mẹ trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và mong muốn

Đưa ra các thông tin cần thiết chủ yếu nhất, giúp bà mẹ tự hiểu rõ vấn đề của mình

Giữ bí mật: tôn trọng những điều riêng tư, lựa chọn địa điểm tư vấn phù hợp, âm lượng vừa nghe.

Cần liên hệ và theo dõi các hoạt động của bà mẹ sau tư vấn để đánh giá hiệu quả và giúp đỡ kịp thời.

Nguyên tắc khi tư vấn dinh dưỡng cho nhóm

Đối với đối tượng là một nhóm các bà mẹ, cán bộ tư vấn phải xác định trước chủ đề tư vấn dựa trên nhu cầu tư vấn của nhóm.Việc đưa ra lời khuyên và các giải pháp, sự cam kết cũng đa dạng hơn. Việc vận dụng các kỹ năng tư vấn cũng cần linh hoạt để đảm bảo khuyến khích được các đối tượng đều tham gia tích cực và đạt được mục tiêu chung của buổi tư vấn.

Các nguyên tắc khi tư vấn dinh dưỡng cho nhóm như sau:

Do hiểu biết của thành viên nhóm có thể không đồng đều, cần sử dụng từ ngữ dễ hiểu, mạch lạc, hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên môn.

Sử dụng các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, máy chiếu, video, tờ rơi....

Tạo không khí trao đổi hai chiều: sử dụng câu hỏi để thành viên nhóm tham gia trả lời.

Nhấn mạnh cho nhóm những vấn đề quan trọng, chuẩn bị trước một số câu hỏi trọng tâm liên quan đến chủ đề thảo luận.

Địa điểm tổ chức: chỗ ngồi thoải mái, tạo sự thân mật, tránh ồn ào.

Thời gian tổ chức: trong vòng 1 giờ.

Nên bố trí một thư ký của chương trình có nhiệm vụ ghi chép những thông tin thảo luận, ý kiến đóng góp của thành viên nhóm, những thiếu sót trong quá trình tổ chức...

Yêu cầu của một cuộc tư vấn dinh dưỡng cho PNCT và BMCCB

Thời cơ và địa điểm thích hợp;

Trong quá trình tư vấn, cần xây dựng mối quan hệ tốt và không khí thân mật giữa người tư vấn và đối tượng được tư vấn;

Giải pháp tư vấn được xây dựng dựa trên các ý kiến, cảm nghĩ cá nhân của đối tượng, trên cơ sở chia sẻ chân tình và thẳng thắn;

Tư vấn viên chỉ đưa ra các thông tin cần thiết nhất để đối tượng tự hiểu biết rõ vấn đề của họ và tự lựa chọn giải pháp;

Cam kết hỗ trợ sau tư vấn: đề xuất các biện pháp thiết thực để giúp đỡ đối tượng thực hiện các bước tiếp theo. Các biện pháp này có thể liên quan đến gia đình và cộng đồng nơi đối tượng sinh sống và làm việc. Trong nhiều trường hợp người tư vấn phải liên hệ với gia đình, cộng đồng và một số ban ngành, tổ chức để phối hợp các hoạt động giúp đỡ cho đối tượng. Giữ liên lạc và và theo sát các hoạt động của đối tượng để hỗ trợ kịp thời.

Kỹ năng tư vấn dinh dưỡng cho PNCT và BMCCB

6 kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp không lời có ích;

Đặt câu hỏi mở;

Sử dụng lời nói và điệu bộ để biểu thị sự quan tâm;

Nhắc lại ý kiến của bà mẹ;

Đồng cảm - tỏ ra bạn hiểu cảm nghĩ của bà mẹ;

Tránh nói những từ có vẻ xét đoán.

6 kỹ năng xây dựng niềm tin và cung cấp hỗ trợ

Tôn trọng những suy nghĩ và cảm nhận của bà mẹ;

Phát hiện và khen ngợi những điều bà mẹ làm đúng;

Giúp đỡ thiết thực;

Cung cấp thông tin ngắn gọn và thích hợp;

Sử dụng ngôn ngữ đơn giản;

Đưa ra 1-2 gợi ý, không ra lệnh.

Quy trình tư vấn dinh dưỡng

Xác định nội dung tư vấn dinh dưỡng

Nhận định trước khi tiến hành tư vấn dựa trên:

Độ tuổi, trình độ văn hóa, công việc hiện tại của bà mẹ;

Ngôn ngữ và phương thức giao tiếp phù hợp;

Sự hiểu biết và/ hoặc kỹ năng của bà mẹ về vấn đề dinh dưỡng;

Những thói quen hiện tại: có lợi và có hại;

Những khó khăn của bà mẹ;

Các yếu tố khác (văn hóa, tâm linh, tôn giáo, phong tục tập quán...).

Nội dung tư vấn bao gồm:

Vấn đề sức khỏe hiện tại;

Sử dụng thực phẩm an toàn và hiệu quả;

Sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả (nếu sử dụng thuốc);

Chế độ dinh dưỡng, tương tác giữa thực phẩm và thuốc (nếu có);

Biện pháp phục hồi chức năng để có thể thích ứng (nếu cần thiết);

Thực hiện thực đơn, theo dõi diễn tiến và các xử trí cơ bản;

Các yếu tố nguy cơ (nếu có).

Tiến hành tư vấn dinh dưỡng:

Tư vấn dinh dưỡng cho cá nhân

Tư vấn dinh dưỡng cho nhóm:

 

PHỤ LỤC: BẢNG TÓM TẮT NHU CẦU DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ

Phụ lục 1. Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng

Phụ lục 2. Nhu cầu khuyến nghị protein

Nhu cầu khuyến nghị về protein

Nhu cầu khuyến nghị các amino acid thiết yếu ở PNCT và BMCCB

Phụ lục 3. Nhu cầu lipid

Nhu cầu lipid khuyến nghị

Nhu cầu khuyến nghị một số acid béo không no

Phụ lục 4. Nhu cầu khuyến nghị glucid

Nhu cầu carbohydrate *

*) Tính theo nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho mức độ lao động trung bình

 

Phụ lục 5. Nhu cầu khuyến nghị các chất khoáng

 

Phụ lục 6. Nhu cầu khuyến nghị vitamin

 

Phụ lục 7. Nhu cầu khuyến nghị các chất điện giải

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top