✅ Mụn nội tiết - Những điều cần biết

Nội dung

Mụn là gì?

Mụn là một tổn thương của da xảy ra khi cơ thể tạo chất nhờn dư thừa khiến da luôn ở trạng thái nhờn, các chất bã này kết tụ lại với các tế bào da chết trong lỗ chân long gây bít tắc lỗ chân lông và tạo mụn. Các loại tổn thương mụn gồm:

  • Mụn đầu trắng, mụn đầu đen;
  • Sẩn;
  • Mụn mủ;
  • Nốt;
  • Nang.

Các loại tổn thương này, ngày càng tăng kích thước và độ nặng, hình thành khi vi khuẩn xâm nhập vào các lỗ chân lông và gây phản ứng viêm.

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết tố nhìn chung phân loại rất phức tạp. Bài báo này chỉ đề cập đến mụn nội tiết tố đơn giản là mụn trứng cá. Một lý do gọi là mụn nội tiết tố là vì thường gặp nhất ở thanh thiếu niên ,độ tuổi thay đổi nội tiết tố của tuổi dậy thì.

Triệu chứng

Các triệu chứng mụn có thể gặp:

  • Mụn đầu trắng;
  • Mụn đầu đen;
  • Sẩn;
  • Mụn mủ;
  • Nang;
  • Nốt;

Mụn đầu trắng và mụn đầu đen có thể không viêm và không gây sưng tấy. Nhưng khi bị viêm, mụn sẽ thành nang hoặc mụn mủ. Vị trí tổn thương thường xuất hiện: mặt, cổ, lưng, vai, ngực. Phần trán và má sẽ nổi nhiều hơn vì mức độ tiết nhờn ở khu vực này cao hơn. Bệnh nhân mụn trứng cá có thể cảm thấy mặc cảm, thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Mụn trứng cá ảnh hưởng đến 80% những người trong độ tuổi từ 11 đến 30, đặc biệt từ 14 đến 19 tuổi. Một số người vẫn bị mụn trứng cá sau 30 tuổi.

Nguyên nhân

Có 4 yếu tố chính gây mụn trứng cá, trong đó rối loạn nội tiết tố đóng vai trò quan trọng. Bốn yếu tố chính liên quan đến vùng chân lông ở da:

  • Da tăng sản xuất bã nhờn do ảnh hưởng của nội tiết tố.
  • Sừng hoá cổ nang lông gây bít tắc lỗ nang lông;
  • Sự tham gia của vi khuẩn
  • Phản ứng viêm

Vai trò của nội tiết tố trong việc tạo mụn

Mụn trứng cá được gọi là mụn nội tiết tố vì yếu tố gây bệnh chính là testosterone. Mức testosterone tăng cao vào tuổi dậy thì. Nội tiết tố này làm tăng tiết bã nhờn ở nang lông.

Một số nội tiết tố khác cũng góp phần gây mụn trứng cá. Đối với phụ nữ, những thay đổi nội tiết tố liên quan đến mang thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây mụn trứng cá. Nồng độ estrogen giảm có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá trong thời kỳ mãn kinh.

Vai trò của progesterone vẫn chưa rõ ràng. Các bệnh gây ảnh hưởng nội tiết tố ở nữ như hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra mụn trứng cá.

Mụn ở phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ bị mụn trứng cá trong thời kỳ mãn kinh thường có nồng độ androgen trong giới hạn bình thường, nhưng lượng estrogen lại giảm. Có thể sự mất cân bằng này làm phát sinh các đợt mụn.

Độ nặng của mụn

Mụn trứng cá có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Các dấu hiệu phân loại:

  • Mụn trứng cá mức độ nhẹ chủ yếu biểu hiện mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Mụn được phân loại nhẹ khi có ít hơn 20 bọc mụn, hoặc 15 tổn thương viêm, hoặc ít hơn 30 mụn không viêm;
  • Mụn trứng cá mức độ vừa biểu hiện cả tổn thương viêm và không viêm, một số có thể để lại sẹo. Mụn được phân loại mức độ vừa khi có 20 đến 100 mụn, hoặc 15 đến 50 tổn thương viêm, hoặc từ 30 đến 125 tổng số tổn thương;
  • Mụn trứng cá nặng là mụn có tổn thương viêm lan rộng, và thường để lại sẹo;

Tất cả các dạng mụn trứng cá đều có thể gây ảnh hưởng tâm lý. Ngay cả mụn trứng cá nhẹ cũng có thể khiến bạn mất tự tin. Điều này thường ảnh hưởng đến những người trẻ khi họ bắt đầu phát triển các mối quan hệ.

Giả thiết về nguyên nhân gây mụn

Có nhiều giả thiết về nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Một số điểm sau cần lưu ý. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa mụn trứng cá và các sản phẩm từ sữa không có giá trị cao.

Có bằng chứng cho thấy sự liên quan của mụn trứng cá với chế độ ăn uống chứa nhiều thực phẩm giàu chất đường như nước ngọt, bánh mì, khoai tây…. Những thực phẩm này có thể làm tăng đường máu, đường máu tăng tác động đến sự thay đổi nội tiết tố và là nguy cơ phát triển mụn trứng cá.

Một số mẹo chăm sóc da

Tự chăm sóc có thể giúp kiểm soát mụn hoặc tránh làm mụn trở nên nặng hơn. Các mẹo nhỏ:

  • Rửa mặt hàng ngày không quá hai lần/ngày và sau khi đổ mồ hôi;
  • Có thể sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm, không dùng nước nóng;
  • Không sử dụng chất tẩy tế bào chết mạnh;
  • Tránh chà xát, nặn hoặc cạo mụn, vì làm cho chúng nặng hơn và gây viêm;
  • Sử dụng mỹ phẩm được đánh dấu là không gây nhân mụn;
  • Tránh môi trường có độ ẩm cao gây đổ mồ hôi nhiều;

Rửa mặt quá nhiều không tốt cho mụn trứng cá.

Rửa và chà xát mặt quá nhiều có thể làm mất lớp dầu trên da do đó làm kích ứng da nhiều hơn. Da có thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều dầu hơn, do đó gây mụn nhiều hơn.

rửa mặt quá nhiều không tốt cho mụn trứng cá

Điều trị

Điều trị tùy theo độ nặng. Không có cách điều trị nhanh chóng cho mụn trứng cá. Tất cả các phương pháp điều trị đều mất nhiều tuần để cho thấy hiệu quả.

Mức độ nhẹ

Các phương pháp điều trị mụn nhẹ bao gồ sử dụng chất làm sạch da kháng khuẩn. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy mụn trứng cá là do vệ sinh kém. Vệ sinh da mặt đúng cách giúp làm giảm bã nhờn trên da. Trong quá trình điều trị nên tránh ánh nắng trực tiếp và tắm nắng vì lúc này da nhạy cảm hơn với tia UV.

Mức độ nặng và trung bình.

Mụn mức độ trung bình – nặng có thể gây sẹo. Cần được kết hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh uống. Một số thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá cần được dùng liên tục trong thời gian dài để có kết quả đầy đủ. Phụ nữ bị mụn trứng cá trung bình không đáp ứng với thuốc kháng sinh uống có thể được chỉ định liệu pháp kháng nội tiết tố androgen hoặc thuốc ngừa thai.

Istotretinoin

Mụn trứng cá nặng có thể cần dùng đến isotretinoin uống để điều trị. Mặc dù hiệu quả trong điều trị nhưng isotretinoin có nhiều tác dụng phụ và việc sử dụng nó phải được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Điều quan trọng là không sử dụng isotretinoin uống nếu bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai.

Phụ nữ phải thử thai trước khi bắt đầu dùng thuốc và sử dụng các biện pháp tránh thai đáng tin cậy trước và trong khi sử dụng thuốc.

Phụ nữ có quan hệ tình dục trong độ tuổi sinh đẻ phải sử dụng hai hình thức tránh thai trước, trong và sau khi điều trị bằng isotretinoin trong ít nhất 6 tháng.

Những người bị mụn trứng cá nặng cần sử dụng isotretinoin phải được khám, quản lý, điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu

Mụn trứng cá nốt nang và tiêm triamcinolone

Dạng mụn trứng cá nặng nhất là dạng nang, có thể được điều trị bằng cách tiêm corticosteroid trong thương tổn nhằm mục đích làm giảm sẹo do viêm.

Một số phương pháp khác

Bác sĩ da liễu có thể chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp:

  • Laser và liệu pháp ánh sáng;
  • Mặt nạ thuốc;
  • Chọc hút nang;

Điều trị nội tiết tố

Sử dụng thuốc tránh thai có thể giúp làm giảm mụn ở phụ nữ.

Thuốc tránh thai có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp thuốc kháng androgen. Lưu ý các đối tượng sau cần tránh dùng thuốc tránh thai đường uống:

  • Tiền sử ung thư vú;
  • Đau tim hoặc đột qụy;
  • Rối loạn đông máu;
  • Tăng huyết áp không kiểm soát;
  • Xuất huyết âm đạo bất thường;

Cũng như isotretinoin, điều trị nội tiết cần được chỉ định và theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu để đảm bảo an toàn.

Khi nào cần đi khám

Nếu bị mụn trứng cá trung bình, nặng bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Điều trị càng sớm, khả năng để lại sẹo càng ít. Và bất kì khi nào sự hiện diện của mụn trứng cá ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị.

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
return to top