✅ Những điều cần biết về laser điều trị sẹo

Các bác sĩ da liễu có thể sử dụng laser để làm giảm sự xuất hiện của sẹo và giảm cảm giác đau và ngứa. Laser trị liệu cũng có thể ngăn ngừa sẹo hình thành sau phẫu thuật.

Laser kích thích tăng sinh da một cách khỏe mạnh. Mặc dù điều trị bằng laser không thể loại bỏ hoàn toàn các vết sẹo, nhưng giúp sẹo mờ hơn.

Có thể điều trị bằng laser trên nhiều loại sẹo, bao gồm sẹo phẫu thuật, sẹo mụn và sẹo do chấn thương. Laser cũng an toàn để sử dụng ở vùng mặt.

Bài viết này đề cập đến cách hoạt động của laser trị liệu, cách sử dụng và quy trình, và các yếu tố cần xem xét trước khi điều trị.

Laser trị liệu có tác dụng trên sẹo như thế nào?

Laser tác động vào các lớp ngoài của da để kích thích sự phát triển của tế bào da mới và khỏe mạnh. Laser loại bỏ các lớp da cũ, bị tổn thương để làn da mới khỏe mạnh có thể phát triển ở vị trí đó.

Về bản chất, phương pháp điều trị bằng laser là tạo ra một vết sẹo mới thay cho vết sẹo cũ. Tuy nhiên, lớp da mới sẽ phát triển đồng đều hơn.

Sự hình thành mô sẹo là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương. Các vết sẹo không có hại và thường không cần phải điều trị vì lý do thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu chúng gây đau, hạn chế hoặc ảnh hưởng đến tâm lý, một số các phương pháp có thể giúp giảm sự xuất hiện của sẹo.

Laser có thể giúp trị sẹo bằng cách:

  • Giảm đau hoặc ngứa;
  • Giảm sự xuất hiện của sẹo;
  • Cải thiện phạm vi chuyển động của vùng da xung quanh vết sẹo.

Các bác sĩ có thể lựa chọn nhiều loại laser sử dụng các bước sóng khác nhau và tác động lên da theo nhiều cách khác nhau. Một số laser có tính bóc tách, có nghĩa là chúng loại bỏ lớp da trên cùng, trong khi một số khác không bóc tách, chỉ ảnh hưởng đến các lớp bên dưới nhưng vẫn bảo toàn bề mặt da.

Một số laser có thể không phù hợp với một số tone da nhất định vì chúng có thể khiến da bị rối loạn sắc tố. Các loại laser bác sĩ sử dụng trong điều trị sẹo bao gồm:

  • Fractional CO2 bóc tách;
  • Ánh sáng xung cường độ cao;
  • Laser Nd:YAG 1064-nm xung dài;
  • PDL;
  • Laser Q-switched Nd:YAD.

Bác sĩ nên đánh giá kỹ lưỡng vết sẹo trước khi đề nghị sử dụng laser để điều trị. Nên giải thích những lợi ích cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với từng loại laser.

Loại sẹo được điều trị

Laser trị liệu có thể giúp điều trị nhiều loại sẹo phổ biến, bao gồm sẹo mụn và sẹo chấn thương.

Các bác sĩ thường khuyên dùng cho những vết sẹo nông. Sẹo sâu hoặc sẹo làm hạn chế cử động của bệnh nhân thường sẽ đáp ứng tốt hơn với điều trị chuyên sâu hơn. Bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng laser cho các loại sẹo sau:

  • Sẹo mụn;
  • Sẹo bỏng;
  • Sẹo phẫu thuật;
  • Sẹo do chấn thương.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các liệu pháp, chẳng hạn như sử dụng chất làm đầy dạng tiêm cùng với liệu pháp laser để làm cho vết sẹo trở nên ít bị chú ý hơn.

Loại sẹo được điều trị

Chuẩn bị thủ thuật

Trước thủ thuật, các bệnh nhân cần có một số chuẩn bị để đảm bảo quá trình điều trị được hiệu quả và an toàn. Bao gồm:

  • Tránh các loại thuốc và thảo mộc làm tăng nguy cơ chảy máu. Ví dụ như aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen, và các thảo dược bổ sung như tỏi hoặc ginkgo biloba. Điều quan trọng là phải nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc làm loãng máu nào đang sử dụng.
  • Tránh các sản phẩm có chứa axit glycolic hoặc retinoid trong 2-4 tuần.
  • Tránh nắng và không để da tiếp xúc với tia cực tím (UV) trong thời gian dài. Các bác sĩ có thể không sử dụng liệu pháp laser nếu một người bị rám nắng hoặc cháy nắng.
  • Hạn chế các thủ thuật thẩm mỹ, chẳng hạn như lột da bằng hóa chất, tiêm collagen và tẩy lông.
  • Bỏ thuốc lá ít nhất 2 tuần trước khi làm thủ thuật. Hút thuốc làm suy giảm khả năng chữa lành của da, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Vào ngày làm thủ thuật, nên tránh sử dụng kem dưỡng da, chất khử mùi, nước hoa hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác có thể tương tác với điều trị bằng laser. Da cũng phải sạch.

Tùy thuộc vào bộ phận của cơ thể cần điều trị, bác sĩ thường sẽ đề nghị mặc quần áo dễ cởi và mặc vào, chẳng hạn như áo sơ mi cài cúc mềm và quần rộng.

Thủ thuật

Trước khi điều trị bằng laser, bác sĩ sẽ kiểm tra vết sẹo và đánh dấu vùng da bằng bút để xác định khu vực điều trị. Sau đây là một ví dụ về quá trình thực hiện:

  • Bác sĩ sẽ làm sạch khu vực xung quanh vết sẹo và có thể tiêm thuốc gây tê cục bộ hoặc thoa kem làm tê lên khu vực điều trị.
  • Nếu vết sẹo ở trên mặt, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân đeo kính bảo vệ.
  • Bác sĩ sẽ đặt khăn ướt hoặc gạc xung quanh vùng bị sẹo để hấp thụ các tia laser, để tránh ảnh hưởng đến da lành xung quanh.
  • Bác sĩ sẽ chiếu laser qua mô sẹo. Đôi khi họ có thể sử dụng dung dịch nước muối hoặc nước để làm mát.
  • Sau khi điều trị xong, bác sĩ sẽ bôi thuốc mỡ và băng sạch để che khu vực vừa chiếu laser.

Khu vực được điều trị có thể vẫn còn đỏ trong vài giờ sau khi làm thủ thuật. Ngoài ra còn có thể bị sưng nhẹ và châm chích có thể cảm thấy tương tự như bị cháy nắng.

Sau khi làm thủ thuật, các bác sĩ thường khuyên nên thoa kem dưỡng ẩm cho khu vực này ít nhất hai lần mỗi ngày và hạn chế trang điểm cho đến khi hết mẩn đỏ.

Nguy cơ có thể xảy ra

Bác sĩ nên thảo luận về các tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn với bệnh nhân trước khi thực hiện các thủ thuật laser. Các tác dụng phụ có thể phụ thuộc vào loại tia laser, mức độ nghiêm trọng của sẹo và màu da của người đó. Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Chảy máu nhẹ;
  • Khó chịu;
  • Nhiễm trùng da;
  • Đóng mài trên da;
  • Rối loạn sắc tố da;
  • Sưng tấy.

Laser trị liệu có thể không hiệu quả hoặc làm xấu đi hình dạng của sẹo.

Tổng kết

Bác sĩ có thể sử dụng laser như một đơn trị liệu hoặc phối hợp với các phương pháp khác để giảm đau, ngứa, và sự xuất hiện của sẹo. Laser được trông đợi sẽ giúp da khỏe mạnh hơn và phát hiện tái tạo lại vùng da bị sẹo.

Nếu sẹo gây ra nhiều lo lắng và mất thẩm mỹ, chúng ta có thể đến gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả và an toàn.

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

return to top