✴️ Ứng dụng laser trong triệt lông

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

Lông là một phần quan trọng trong nhận dạng xã hội của mỗi cá nhân. Lông quá nhiều không như mong muốn có thể là nguyên nhân của stress cảm xúc và tâm lý.

Triệt lông bằng laser là một trong những phương pháp không phẫu thuật phổ biến nhất trong da liễu thẩm mỹ.

Laser tạo ra năng lượng nhiệt để làm tổn thương các nang lông và làm giảm số lượng lông.

Loại laser và các thông số điều trị được lựa chọn cho từng cá nhân phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm màu da, loại lông và khu vực triệt lông.

Tác dụng phụ của việc triệt lông bằng laser bao gồm: đỏ, sưng, đóng vảy, giảm sắc tố và tăng sắc tố.

Khi được sử dụng một cách chính xác bởi một chuyên gia được đào tạo, laser là một hình thức triệt lông nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

 

GIỚI THIỆU

Nhiều người mong muốn loại bỏ lông quá mức thường ở vùng mép, cằm, ngực, chân, bàn chân, ngón tay và ngón chân. Có rất nhiều nguyên nhân của việc xuất hiện lông quá mức bao gồm di truyền, thuốc, hormone và các vấn đề sức khoẻ khác. Có quá nhiều lông có thể khiến một người lo lắng và căng thẳng, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đó. Một số phương pháp tẩy lông hiện nay bao gồm cạo lông, wax lông, nhổ lông, kem tẩy lông, cột chỉ, điện phân, thuốc và laser. Triệt lông bằng laser vẫn là một trong những thủ thuật thẩm mỹ hàng đầu không phẫu thuật, với tổng số 1.080.082 thủ thuật được thực hiện trong năm 2014 [1]. Đó là một thủ thuật an toàn và thuận tiện để loại bỏ lông vùng mặt hoặc cơ thể không mong muốn. Khi được sử dụng một cách chính xác bởi một chuyên gia được đào tạo, laser là một hình thức triệt lông và giảm lông nhanh chóng và hiệu quả.

 

LỊCH SỬ TRIỆT LÔNG BẰNG LASER

Sự phát triển của triệt lông qua thời gian phần lớn dựa trên những tiến bộ công nghệ và những thay đổi trong phong tục xã hội. Hành vi triệt lông đã thay đổi mạnh mẽ theo thời gian. Người Ai Cập cổ đại, Trung Đông và châu Á đã loại bỏ lông không mong muốn khỏi cơ thể và khuôn mặt bằng dao cạo, kem tẩy lông và chỉ. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất đã có sự hợp tác giữa hãng Gillette và Lực lượng vũ trang trong tuyên truyền việc cạo râu ở nam giới bằng cách tiêu chuẩn hóa dao cạo trong tất cả các thiết bị của người lính. Năm 1915, tạp chí Harper’s Bazaar đã phổ biến quan điểm rằng lông nách ở phụ nữ là không nữ tính và vệ sinh. Quan điểm này được lan truyền nhanh chóng đã cách mạng hóa các ý tưởng về hình ảnh cơ thể và triệt lông. Vào những năm 1960, người ta đã phát hiện ra rằng laser có thể hữu ích cho việc triệt lông, tuy nhiên liên bang không chấp thuận chính thức cho đến năm 1995 [2]. Kể từ đó, công nghệ triệt lông bằng laser đã phát triển gồm nhiều loại laser có thể được sử dụng trên các loại da và lông khác nhau.

 

CÁC THUẬT NGỮ TRONG TRIỆT LÔNG

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp nhận cho các nhà sản xuất thiết bị laser đạt chuẩn FDA được phép sử dụng từ “giảm lông vĩnh viễn (permanent hair reduction )” cho các thiết bị laser sản xuất ra. Các thuật ngữ khác nhau liên quan đến triệt lông bằng laser có thể gây nhầm lẫn, nhưng điều quan trọng là phải hiểu chúng trước khi làm thủ thuật [3].

Rụng lông (Hair loss ) là mất đi số lông mọc lại, có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời.

Rụng lông vĩnh viễn (Permanent hair loss) được định nghĩa là mất đi số lông mọc lại vô thời hạn.

Rụng lông tạm thời (Temporary hair loss) được định nghĩa là mất đi số lông mọc lại tạm thời.

Giảm lông (Hair reduction) là giảm số lông mọc lại, có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời.

Giảm lông vĩnh viễn (Permanent hair reduction) là giảm lâu dài về số lượng sợi lông sau mỗi lượt điều trị.

Giảm lông tạm thời (Temporary hair reduction) được định nghĩa là sự chậm phát triển của lông trong khoảng một đến ba tháng phù hợp với giai đoạn telogen.

Nói cách khác, giảm lông bằng cách sử dụng laser làm giảm vĩnh viễn tổng số lông trên cơ thể, nhưng nó không phải là triệt vĩnh viễn tất cả lông [3]. Khách hàng nên lưu ý các điều khoản này để có một kỳ vọng rõ ràng về quy trình triệt lông bằng laser và hiệu quả thực tế của việc điều trị.

 

CHỈ ĐỊNH TRIỆT LÔNG BẰNG LASER

Ngoài mục đích thẩm mỹ, triệt lông bằng laser là một phương pháp an toàn và dễ chịu đựng để điều trị một số các vấn đề như chứng rậm lông, rậm lông ở nữ do androgen, lông mọc ngược hoặc acne keloidalis nuchae. Các chỉ định ít phổ biến hơn bao gồm: ghép vạt da mang lông, nevus Becker, rậm lông cục bộ, peristomal hair-bearing skin , da bìu trước khi phẫu thuật tạo hình âm đạo trong chuyển giới tính nam sang nữ, pilonidal sinus disease, hidradenitis suppurativa . Bạn nên trao đổi với bác sĩ để đánh giá và can thiệp nếu bạn gặp phải những thay đổi đột ngột, bất thường về lông [4].

 

THIẾT BỊ LASER DÙNG TRONG TRIỆT LÔNG 

Laser sử dụng nguyên lý của quá trình quang nhiệt chọn lọc để gây tổn thương nhiệt cho nang lông để triệt lông bằng laser. Cụ thể, laser nhắm vào mục tiêu là melanin, đây là thành phần có màu được tìm thấy trong da và cũng được tìm thấy trong nang lông. Những người có da sẫm màu có lượng melanin trong da lớn hơn cạnh tranh hấp thụ tia laser với melanin trong tóc. Điều này có thể dẫn đến tổn thương da và các vấn đề sắc tố. Kỹ thuật viên laser hoặc bác sĩ nên đặt các thông số laser (bước sóng, thời gian phát xung và năng lượng) theo loại da bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về các loại laser khác nhau được sử dụng để triệt lông bằng laser. Khách hàng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc kỹ thuật viên laser khi muốn triệt lông bằng laser tìm hiểu về cách thức hoạt động của tia laser và loại nào tốt nhất cho làn da của bạn.

Laser Ruby (693nm)

Laser ruby có bước sóng ngắn nhất và độ sâu thâm nhập ít nhất trong tất cả các loại laser có sẵn để giảm lông. Những người có màu da sáng hơn và tóc sẫm màu, thô có hiệu quả tốt với laser này. Do sự hấp thụ melanin cao, bệnh nhân có nước da sẫm màu gặp nhiều tác dụng phụ hơn. Một thiết bị làm mát trước khi điều trị bằng laser có thể làm giảm đỏ và sưng sau đó. Tăng số lần điều trị sẽ dẫn đến giảm lông nhiều hơn. Tia laser này đã không c n được ưa chuộng trong việc triệt lông vì nó không được khuyến khích cho những bệnh nhân có màu da sẫm hoặc mới phơi nắng [3].

Laser Alexandrite (785nm)

Laser alexandrite có bước sóng dài hơn và độ thâm nhập sâu hơn so với laser ruby. Đôi khi, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như bóng nước, đóng mài và giảm sắc tố hoặc tăng sắc tố. Loại laser này có ít tác dụng phụ hơn so với laser ruby ở các loại da sẫm màu, nhưng nó vẫn không nên dùng điều trị cho những người có da sẫm màu [3].

Laser Diode (810nm)

Laser diode tương tự như laser alexandrite, nhưng có độ sâu thâm nhập lớn hơn. Laser này có hiệu quả để loại bỏ lông đen, lông giai đoạn cuối. Gần đây, các bác sĩ sử dụng mức năng lượng thấp hơn, dẫn đến ít tác dụng phụ hơn, chủ yếu là đỏ và thay đổi sắc tố. Mặc dù điều này cho phép ít gây tổn thương da hơn, nhưng loại laser này vẫn không phải là loại laser tốt nhất được lựa chọn cho các loại da tối màu [3].

Laser Nd: YAG (1064nm)

Laser Nd: YAG có bước sóng dài nhất và sự thâm nhập sâu nhất trong số tất cả các loại laser khiến nó trở nên hiệu quả nhất cho các loại da tối màu. Tia laser này không được melanin hấp thụ tốt, nhưng có thể thâm nhập vào da sâu hơn, gây ra ít tổn thương cho vùng da xung quanh. Bệnh nhân có nước da sẫm màu có thể chịu đựng được năng lượng cao hơn với tác dụng phụ tối thiểu. Mặc dù laser Nd: YAG gây ra ít tác dụng phụ hơn trên vùng da tối màu, nhưng nó không hiệu quả để triệt lông như các loại laser khác [3].

Ánh sáng xung mạnh (IPL)

Thiết bị ánh sáng xung mạnh (IPL) không phải là laser, nhưng có các ứng dụng tương tự như laser bao gồm triệt lông. Tỷ lệ thành công và số lượng tác dụng phụ có thể thay đổi đáng kể với IPL. Nhược điểm này dễ dàng được điều chỉnh khi sử dụng các bộ lọc. Nhìn chung, hệ thống IPL có hiệu quả tương tự như laser alexandrite và diode và nên được sử dụng cho các làn da sáng màu [3].

Kết hợp tần số vô tuyến (RF)

Kết hợp quang-điện tử (ELOS) là công nghệ kết hợp các thiết bị RF với IPL và laser diode để tăng hiệu quả triệt lông. Các nang lông được làm nóng bằng cách sử dụng năng lượng RF; trong khi đó, trục tóc được đốt nóng bằng năng lượng laser. Sự kết hợp này cung cấp một cách tiếp cận an toàn hơn để triệt lông cho những bệnh nhân có da sẫm màu cũng như những người có lông mịn và sáng màu [3].

 

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRIỆT LÔNG BẰNG LASER

Bốn đến tám tuần trước khi làm thủ thuật

Quyết định thực hiện triệt lông bằng laser không nên được xem nhẹ. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên nên đánh giá khách hàng có đủ điều kiện. Điều quan trọng là cả hai bên đều có những kỳ vọng thực tế cho quy trình kỹ thuật vì mức độ giảm lông thay đổi tùy theo từng cá nhân. Điều quan trọng nữa là khách hàng phải cho biết tình trạng sức khỏe hiện tại của mình bao gồm mọi tình trạng y tế, thuốc men và tiền sử sẹo và viêm nhiễm trước đó. Ngoài ra, nên thảo luận với bác sĩ về các phương pháp triệt lông thực hiện trước đây và lịch sử phơi nắng gần đây. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và hỏi những câu hỏi về sức khỏe làn da của bạn. Bác sĩ sẽ xác định loại lông cũng như màu sắc, mật độ và đường kính trên vùng da cần điều trị. Điều này sẽ giúp xác định xem khách hàng có phải là ứng cử viên lý tưởng cho việc triệt lông bằng laser và lựa chọn loại laser phù hợp nhất cho làn da.

Nếu khách hàng quyết định triệt lông bằng laser thì nên tránh mọi sản phẩm tẩy lông trên vùng điều trị trong 4 - 6 tuần trước khi điều trị bằng laser.

Nên hạn chế phơi nắng và nhuộm da. Nếu khách hàng phải ở ngoài trời trong thời gian dài, hãy nhớ thoa đủ lượng kem chống nắng.

24 giờ trước khi làm và ngày làm thủ tục

Nên cạo những vùng cần điều trị một ngày trước khi làm thủ thuật. Cạo lông sẽ không loại bỏ chân lông bên dưới, mục tiêu chính của laser để điều trị. Khi lông thừa có thể nhìn thấy trên bề mặt da, tia laser sẽ nhắm vào lông đó, đốt cháy nó và có thể cả lớp da bên dưới. Vì lý do này, cạo long ở khu vực điều trị trước khi làm thủ thuật làm giảm tác dụng phụ, cũng như giảm bớt sự khó chịu trong suốt quá trình.

Nên tránh sử dụng trang điểm vào ngày làm thủ thuật laser. Bề mặt da sẽ được làm sạch tất cả các loại trang điểm và kem và làm khô hoàn toàn trước khi thủ thuật. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có thể sử dụng đá lạnh, xịt lạnh hoặc kem tê, đó là những biện pháp hữu ích để giảm mức độ khó chịu trong quá trình thực hiện và giảm thiểu đỏ và viêm sau đó. Bởi vì hệ thống laser có thể gây hại cho mắt, mỗi người trong ph ng sẽ đeo kính bảo vệ trong suốt quá trình [5].

 

BIẾN CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ SAU TRIỆT LÔNG LASER

Ngay sau khi làm thủ thuật, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ tập trung vào việc làm cho bạn thoải mái. Các tác dụng phụ liên quan đến triệt lông bằng laser thường không đáng kể và tạm thời. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải cảnh giác với các biến chứng tiềm ẩn và nguyên nhân của chúng, làm giảm khả năng xảy ra. Bệnh nhân thường bị đỏ, sưng, đau và / hoặc ngứa ran vùng điều trị sau khi triệt lông bằng laser. Chườm lạnh là phương pháp tiện lợi và hữu ích để giảm đau, đỏ và sưng liên quan đến triệt lông bằng laser. Những tác dụng phụ nhỏ này có thể kéo dài đến ba ngày sau thủ thuật. Bác sĩ có thể kê toa một loại kem steroid nhẹ nếu đỏ quá mức hoặc kháng sinh tại chỗ để tránh nhiễm trùng. Các tia laser có thể kích thích chuyển đổi lông tơ thành lông trưởng thành. Vì lý do này, triệt lông bằng laser không được khuyến khích để triệt lông tơ, đặc biệt là ở mặt. Các tác dụng phụ ít gặp, nghiêm trọng bao gồm: đóng mài, bóng nước, bỏng rát, giảm sắc tố, tăng sắc tố, sẹo và nhiễm trùng da ở khu vực này. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, khách hàng nên thông báo ngay lập tức với bác sĩ. Sau thủ thuật, điều rất quan trọng là tiếp tục sử dụng kem chống nắng và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều sau khi thực hiện laser [5].

 

KẾT LUẬN

Lông không mong muốn ở mặt và cơ thể có thể là một vấn đề cho cả nam và nữ. Mặc dù tồn tại một số phương pháp khác nhau để triệt lông, laser vẫn là một trong những phương pháp an toàn nhất, nhanh nhất và hiệu quả để giảm lông khi được thực hiện bởi một chuyên gia được đào tạo. Không có sự đồng thuận về loại laser tốt nhất nói chung, nhưng chúng tôi khuyến khích bạn đến gặp bác sĩ hoặc kỹ thuật viên để tìm ra loại laser hoàn hảo cho loại da và vị trí tẩy lông của bạn.

 

KHUYẾN NGHỊ

Trao đổi với bác sĩ da liễu về việc triệt lông bằng laser nếu bạn muốn loại bỏ những sợi lông không mong muốn.

Kinh nghiệm là chìa khóa để triệt lông bằng laser thành công. Bạn nên đánh giá kỹ thuật viên hoặc bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật trước khi làm thủ thuật.

Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, việc triệt lông bằng laser là an toàn.

Triệt lông bằng laser KHÔNG gây ung thư da.

Khách hàng nên luôn luôn đặt câu hỏi trong quá trình tư vấn triệt lông bằng laser: Loại laser nào sẽ được sử dụng trong suốt quá trình? Bạn đã từng điều trị loại da / màu lông của tôi trước đây? Bao lâu sau khi điều trị tôi nên tránh nắng?

Theo nguyên tắc chung, số lần điều trị triệt lông bằng laser tương ứng với mức độ giảm lông. Số lần điều trị càng nhiều, việc giảm lông càng ấn tượng.

Có một số thiết bị laser triệt lông tại nhà trên thị trường, rủi ro lớn liên quan đến các quy trình thực hiện mà không có một chuyên gia được đào tạo. Chúng tôi khuyến khích bạn đến bác sĩ hoặc kỹ thuật viên được đào tạo để được tư vấn và đánh giá.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top