Nhau thai là bộ phận bám vào thành tử cung, có chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ truyền tới thai nhi. Đây cũng là sợi dây gắn kết giữa mẹ và em bé trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, nhau thai còn có khả năng giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Nó là màng bọc bảo vệ tối ưu nhất cho em bé yên tâm phát triển bên trong bụng mẹ.
Thông thường, sau khi sinh khoảng nửa tiếng, tử cung so co bóp mạnh để đẩy hết nhau thai ra ngoài vì lúc này em bé đã chào đời, nhau thai cũng đã hoàn thành hết nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, toàn bộ bánh rau không được đẩy ra mà vẫn còn một phần bị sót lại trong tử cung của nữ giới. Đây chính là tình trạng sót rau sau sinh mà không ít sản phụ gặp phải.
Tình trạng sót rau thai có thể gây ra do một phần rau không được thoát ra khi cổ tử cung đóng lại hoặc do vẫn còn bám vào thành tử cung mà không chịu bong ra hết. Sót rau sau sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nên cần được phát hiện và xử trí sớm để bảo vệ sức khỏe của sản phụ.
Sót rau thai do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, có 4 nguyên nhân chính sau:
Rau thai bị mắc kẹt: Sót rau sau sinh trong trường hợp nay xảy ra là do rau thai đã tách khỏi thành tử cung nhưng lại bị mắc kẹt ở sau cổ tử cung khiến cho lúc cổ tử cung co bóp thì nó không bị đẩy ra ngoài cho đến khi cổ tử cung đóng kín.
Đờ tử cung: Đây là nguyên nhân gặp ở rất nhiều trường hợp sót rau sau sinh. Nguyên nhân là do tử cung không có bóp đủ mạnh hoặc đang co bóp bỗng nhiên ngừng lại khiến cho rau thai không được đẩy ra hết.
Rau tiền đạo: Nhau tiền đạo là tình trạng bánh rau không bám ở đáy tử cung mà bám ở dưới hoặc cổ tử cung, gây cản trở con đường di chuyển của thai nhi trong giai đoạn chuyển dạ. Tình trạng này cũng là lý do cản trợ sự di chuyển ra ngoài của toàn bộ rau thai, khiến cho một phần bánh rau bị sót lại sau khi sinh.
Rau cài răng lược: Đây là tình trạng một phần hoặc toàn bộ bánh rau xâm lấn thành tử cung và không thể tách khỏi. Thông thường, sau khi sinh bánh rau sẽ bong hết và bị đẩy ra ngoài nhưng với sản phụ bị rau cài răng lược thì bánh rau không thể bong tróc khỏi thành tử cung nên vẫn bị sót lại một ít, gây nên tình trạng sót rau sau sinh.
Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sót rau sau sinh là:
Sót rau sau sinh có thể khó phát hiện do các triệu chứng của nó dễ nhầm lẫn với những hiện tượng thông thường xảy ra sau sinh. Nếu gặp những dấu hiệu dưới đây, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ vì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng sót rau sau sinh.
Ra máu bất thường là dấu hiệu điển hình và quan trọng nhất của tình trạng này. Tuy nhiên nó dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng ra sản dịch. Sản phụ cần để ý kỹ vì máu của hiện tượng sót rau khác với máu sản dịch. Nó có các đặc điểm để nhận diện như: dịch có màu đen, có mùi hôi khó chịu, ra với số lượng lớn, máu có màu đỏ tươi xen lẫn máu cục.
Ngoài ra, sản phụ bị sót rau sau sinh còn phải đối mặt với một vài triệu chứng sau:
Bất kỳ sản phụ nào cũng có thể bị sót rau sau sinh. Tuy nhiên, nếu nằm trong những trường hợp dưới đây thì nguy cơ bạn mắc phải tình trạng này sẽ cao hơn so với những người bình thường khác.
Nếu có những yếu tố kể trên, sản phụ nên thông báo cho bác sĩ trước khi sinh để phòng ngừa nguy cơ và có các biện pháp xử trí sớm khi xảy ra tình trạng này.
Sót rau thai có thể được phát hiện thông qua siêu âm kết hợp thăm khám lâm sàng và qua các triệu chứng như đau bụng, ra máu nhiều sau sinh.
Vì thế, khi cảm thấy cơ thể xuất hiện những bất thường, mẹ đừng chần chừ mà hãy đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên những bất thường này. Đừng xem nhẹ các bất thường sau sinh vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa sức khỏe và tính mạng của người mẹ.
Thông thường, khi được chẩn đoán sót rau sau sinh, sản phụ sẽ được bác sĩ kê thuốc điều trị nội khoa cộng thêm việc theo dõi sát sao tình trạng. Nếu khối dịch nhiều, sử dụng thuốc vẫn không thể làm giảm thì cần tiến hành can thiệp thủ thuật để loại bỏ khối rau còn sót, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra như nhiễm trùng, chảy máu…
Bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật nạo, hút nốt rau thai ra ngoài, đồng thời kê thêm thuốc kháng sinh để hạn chế viêm nhiễm. Ngoài ra, sản phụ cũng có thể hỗ trợ quá trình đẩy nhau thai bằng một số cách thực hiện ngay tại nhà như xay rau ngót lấy nước uống, ăn đu đủ xanh… để kích thích tử cung co bóp, đẩy rau thai và sản dịch ra ngoài nhanh hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh