VIÊM DA TIẾP XÚC ĐỒ DỆT MAY

Nội dung

Viêm da tiếp xúc đồ dệt may là gì?

Viêm da tiếp xúc đồ dệt may hay viêm da tiếp xúc do quần áo có thể được định nghĩa là các biểu hiện trên da do mặc quần áo hoặc các loại vải khác tiếp xúc với da. Nguyên nhân gây các phản ứng với da có thể là do bản thân vải (tức là phản ứng với sợi dệt) hoặc phổ biến hơn là dị ứng tiếp xúc với các chất phụ gia hóa học được sử dụng trong quá trình xử lý vải như thuốc nhuộm dệt và chất giữ màu.

 

 

Điều gì gây ra viêm da tiếp xúc đồ dệt may?

Sợi dệt có thể là sợi tự nhiên, sợi tổng hợp hoặc là sự kết hợp của hai loại vật liệu này. Sợi tự nhiên bao gồm lụa, len, bông và vải lanh. Sợi tổng hợp/ nhân tạo gồm rayon, nylon, polyester, cao su, sợi thủy tinh và spandex. Mặc dù tất cả các loại sợi đều có thể gây viêm da tiếp xúc kích ứng và dị ứng, nhưng hiếm khi gây viêm da tiếp xúc dị ứng.

Phản ứng dị ứng với quần áo thường là do chất nhựa hoàn thiện formaldehyde, thuốc nhuộm, keo dán, phụ gia hóa học và chất thuộc da được sử dụng trong quy trình xử lý vải. Các trường hợp viêm da tiếp xúc dịứng đã được báo cáo đối với các chất phụ gia vải sau đây:

  • Nhựa formaldehyde được sử dụng trong vải để làm cho chúng chống nhăn
  • Para-phenylenediamine (PPD) được sử dụng trong dệt may và thuốc nhuộm lông thú
  • Thuốc nhuộm chứa azo và antraquinone. Những thuốc nhuộm này liên kết lỏng lẻo vi cấu trúc vải và có thể dễ dàng dính loang lên da. Ngày nay các chất này hiếm khi được sửdụng
  • Chất chống cháy [tris(2,3-dibromopropyl) phosphate và 2,3-dibromocresylglycidyl ether.

Các chất gây dịứng khác có thể được tích hợp trong sợi vải và gây ra viêm da tiếp xúc bao gồm chất xúc tác chrome, coban, latex và cao su lưu hoá.

Dây buộc kim loại và dây thun trong quần áo cũng có thểgây viêm da tiếp xúc với da. Khuy kim loại trên quần jean xanh là nguyên nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc do niken.

Các đặc điểm của viêm da tiếp xúc đồ dệt may

Viêm da tiếp xúc với đồ dệt may thường được đặc trưng bởi các phản ứng chậm như nổi mẩn đỏ, bong vảy và ngứa. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với vật liệu, hoặc đôi khi có thể không thấy phản ứng cho đến vài ngày sau đó.

Các vùng cơ thể thường bị ảnh hưởng nhất là khuỷu tay, kheo chân, nách, bẹn và mông - là những nơi tiếp xúc nhiều nhất với quần áo. Ngoài ra, tình trạng viêm da có thể trầm trọng hơn khi vải cọxát liên tục vào da và đổ mồ hôi trong môi trường nóng ẩm. Đôi khi ma sát từ quần áo có thểgây ra tình trạng hăm kẽ. Trong một số trường hợp, phát ban có thể bị nhiễm trùng thứ phát do nấm hoặc vi khuẩn.

Ai bị viêm da tiếp xúc đồ dệt may?

Viêm da tiếp xúc do đồ vải phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Điều này có lẽ là do phụ nữ mặc quần áo dạng ôm fitting” và nhiều màu sắc hơn. Bất cứai cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng những người bị viêm da cơ địa hoặc làn da nhạy cảm có nguy cơ cao hơn. Nhóm người có nguy cơ cao khác bao gồm béo phì/ thừa cân và những người làm việc trong môi trường nóng ẩm như tiệm bánh, nhà bếp, xưởng đúc và tiệm giặt là. Viêm da tiếp xúc đồ vải là một vấn đề đặc trưng đối với người lao động trong ngành dệt may.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm dịứng đặc biệt như patch test. Có thể xét nghiệm một số hóa chất khác nhau do có nhiều chất gây dị ứng tiềm ẩn trong sợi vải.

Thường rất khó xác định nguyên nhân chính xác vì hàng dệt may ngày nay được sản xuất bằng cách sử dụng hỗn hợp thuốc nhuộm, nhựa và các chất khác. Ngoài ra, quần áo không được dán nhãn với danh sách các hóa chất mà nó có thể chứa.

Điều trị

Viêm da tiếp xúc sẽ khỏi nhanh chóng sau khi loại bỏ vải/quần áo gây dị ứng. Các loại thuốc thoa dạng kem và mỡ không kê đơn có chứa steroid nhẹ như hydrocortisone 0,5-2,5% có thể được sử dụng để giúp kiểm soát ngứa, sưng và đỏ. Trong những trường hợp dị ứng nặng hơn, có thể cần dùng kem steroid kê toa, cũng như kháng sinh đường uống nếu da bị nhiễm trùng.

Phòng ngừa

Nếu bị viêm da tiếp xúc với vải, cách tốt nhất để ngăn ngừa là tránh tất cả quần áo hoặc vải có chứa chất gây dị ứng mà bạn nhạy cảm. Đôi khi điều này sẽ khó thực hiện vì hàng dệt may được xử lý bằng hỗn hợp hóa chất và thuốc nhuộm không được xác định riêng lẻ. Một số bước có thể thực hiện để giảm phản ứng viêm da tiếp xúc đồ dệt may bao gồm:

  • Mặc quần áo làm từ sợi tự nhiên như cotton và vải lanh
  • Mặc quần áo sáng màu vì sẽ chứa ít thuốc nhuộm hơn
  • Mặc quần áo rộng rãi trong môi trường nóng ẩm
  • Tránh quần áo được dán nhãn không nhăn non - iron” hay ít bám bụi dirt - repellent” vì có khả năng chúng đã được xử lý bằng hóa chất
  • Tránh quần áo được đánh dấu giặt riêng wash separately” vì điều này có nghĩa là thuốc nhuộm dễ loang ra khỏi vải.

Bác sĩ da liu có thể có lời khuyên cụ thể hơn đặc biệt nếu bạn rất nhạy cảm với các chất gây dịứng chứa trong đồ vải.

Nguồn : https://dermnetnz.org/topics/textile-contact-dermatitis

Người dch: BSCKI. Trương Thị Ngọc Bửu 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber

return to top