VIÊM DA TIẾP XÚC VỚI GIÀY DÉP

Viêm da tiếp xúc với giày dép là gì?

Viêm da tiếp xúc với giày dép là viêm da ở bàn chân do bất kỳ loại giày dép nào bao gồm nhiều chất liệu khác nhau gây ra. Viêm da tiếp xúc có thể do dị ứng hoặc kíchứng.

Viêm da giày dép chiếm khoảng 10% tổng số người tham gia thử nghiệm patch test. Nguyên nhân gây dị ứng có thể từ da, chất tạo màu, cao su hoặc keo dán và đôi khi có thể do dị ứng với tất (vớ).

 

 

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc với giày dép?

Nhiều sản phẩm và hóa chất khác nhau được sử dụng trong sản xuất giày dép. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc với giày bao gồm nhiệt, ma sát, bít tắc, mồ hôi và cơ địa dị ứng.

Dị ứng có thể do cht liu làm giày như da hoặc cao su, hoặc có thể do các thành phần khác như keo dán, đồ trang trí, thuốc xịt, đế hoặc các sản phẩm khác gắn trên giày.

  1. Da thuộc
  •  Muối Crom
  • Hiện diện trong hơn 90% mẫu da giày thuộc
  • Phèn chua crom và crom (III) sunfatthường được sử dụng nhất.
  • Được xác định bằng patch test với kalidichromate.
  • Chất diệt khuẩn

Chất diệt nấm, diệt khuẩn được sử dụng trong quá trình ngâm, tẩy, thuộc da, làm sạch và khâu hoàn thiện trong quá trình sản xuất da:

  • Octylisothiazolinone (OIT): cht diệt khuẩn được thêm vào làm chất bảo quản màng cho bảo vệ bề mặt
  • 2-(thiocyano-methylthio) benzothiazole (TCMTB): dùng làm chất diệt nấm trong sản xuất da
  • Acetophenoneazin: có thể được sử dụng làm chất diệt khuẩn và thường được sử dụng trong dụng cụ thể thao
  • Dimethyl fumarate (DMF): thường được đóng gói đi kèm trong hộp giày dép để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc
  • Formaldehyde: dùng trong quá trình thuộc da trắng.
  1. Cao su

Những chất sau đây được sử dụng trong quá trình lưu hóa cao su :

  • Mercaptobenzothiazole (MBT)
  • Kẽm dietyldithiocacbamat (ZDEC)
  • N-isopropyl-N0 -phenyl-p-phenylenediamine (IPPD)
  • 1,3-diphenylguanidine (DPG)
  • Dimethyl Thio-carbamoyl benzothiazole sulphate (DMBS).

Các chất phụ gia khác được thêm vào vào các sản phẩm cao su tổng hợp ví dụ như quần áo chống ướt, găng tay, kính bơi, lót giày:

  • Dialkyl thiourea
  • Keo dán
  • Nhựa P-tert-butylphenol formaldehyde (PTBP-FR): được sử dụng làm chất kết dính, nó là chất gây dị ứng nghề nghiệp hay gặp nhất ở thợ đóng giày và sửa chữa giày.
  • Colophony: thường được sử dụng trong keo dán và chất hoàn thiện hoặc như chất kết dính
  1. Những chất khác
  • Chất xịt làm mới giày
  • p-Phenylenediamine (PPD): Được sử dụng như chất chống oxy hóa cao su, chất nhuộm trong thuốc nhuộm tóc và đôi khi được dùng thay thế cho cây lá móng ( một loài cây thường dùng làm thuốc nhuộm)
  • Thuốc nhuộm: màu cam 3, màu đỏ 17, màu xanh lam, màu vàng axit và nhiều màu khác có thể được đưa vào trong loạt thuốc nhuộm dệt
  • Thủy ngân (II) amidochloride: dùng làm chất khử trùng
  • Tinuvin 880 (bis(2,2,6,6-tetramethyl-4 piperidyl) sebacate: được sử dụng làm chất hấp thụ tia cực tím để kéo dài tuổi thọ của giày dép khỏi sự ăn mòn.
  • Khóa niken hoặc coban.

Các đặc điểm của viêm da tiếp xúc với giày dép

Đặc trưng của phát ban có tính chất đối xứng, xuất hiện ở mặt lòng và lưng bàn chân tại vị trí tiếp xúc, các nếp gấp ngón chân và mu bàn chân thường không bị ảnh hưởng. Đôi khi người mang giày dị ứng với các thành phần cụ thể nào đó dẫn đến vị trí dị ứng đặc trưng riêng (ví dụ: các thành phần làm gót giày ảnh hưởng đến gót chân, niken trong khóa kéo, khóa và móc chỉ ảnh hưởng đến vùng da tiếp xúc trực tiếp).

Các triệu chứng của viêm da dị ứng tiếp xúc có thể bao gồm sưng, đỏ, phồng rộp hoặc nứt da, nóng rát, ngứa và đau.

Dị ứng có thể phát triển trong một thời gian dài do da ở bàn chân tiếp xúc thường xuyên với một chất gây dị ứng có trong giày. Tuy nhiên, không có gì lạ khi đột nhiên bị dị ứng với một chất sau nhiều tháng hoặc nhiều năm tiếp xúc.

Chẩn đoán

Patch test: thường được sử dụng và có thể dùng bộ kit test có sẵn nhiều chất gây dị ứng tiêu chuẩn tương tự các chất gây dị ứng có trong giày dép.

Patch test với thành phần cụ thể có trong giày của bệnh nhân bên cạnh sự sàng lọc các chất phụ gia và hóa chất thông thường, là điều cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm da dị ứng
  • Chàm tổ đĩa
  • Chàm tăng sừng
  • Vẩy nến
  • Nhiễm nấm, ví dụ như nấm da chân
  • Nhiễm trùng
  • Lichen phẳng
  • Viêm da bàn chân trẻ vị thành niên

Điều trị

Viêm da tiếp xúc với giày sẽ khỏi nhanh chóng sau khi chất gây dị ứng được loại bỏ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không sử dụng lại đôi giày gây dị ứng trừ khi có thể loại bỏ hoặc tránh chất gây dị ứng trong đôi giày mới. Ví dụ, có thể tránh dị ứng với cromat trong da bằng cách chọn các mặt hàng da thuộc da thực vật.

Điều trị bằng steroid tại chỗ và chất làm mềm. Sử dụng kháng sinh hoặc thuốc chống nấm nếu nghi ngờ có nhiễm trùng kèm theo.

Biện pháp phòng ngừa viêm da tiếp xúc giày dép

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm da tiếp xúc với giày là tránh tất cả các loại giày dép có chứa thành phần gây dị ứng.

Một số bước để giảm thiểu việc dị ứng bao gồm:

    • Kiểm soát mồ hôi chân bằng chất chống mồ hôi
    • Giày thuộc da chiết xuất thực vật
    • Thay đế cao su bằng đế xốp
    • Thường xuyên thông hơi cho giày và không đóng hộp chúng bằng gói DMF
    • Đôi khi mang hai đôi tất sẽ giảm thiểu tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Ở một số quốc gia, nhiều loại chất gây dị ứng (da và cao su) được xác định trên bao bì của giày mới. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân gây dị ứng đã biết ngay cả sau khi liên hệ với nhà sản xuất thường khó khăn.

 

Nguồn : https://dermnetnz.org/topics/shoe-contact-dermatitis

Người dịch: Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber

return to top