Tên tiếng Việt: Cây bắt ruồi, Cỏ trói gà, Bèo đất, Cỏ tỹ gà, Trường lệ, Mao cao thái
Tên khoa học: Drosera burmanni Vahl
Họ: Droseraceae (Bắt ruồi)
Công dụng: Thuốc trấn kinh, giảm co giật, chữa ho gà, rắn rết cắn. Thuốc sát trùng, an thần, sáng mắt (cả cây).
A. Mô tả cây
B. Phân bố, thu hái và chế biến
C. Thành phần hóa học
Cây Drosera burmanni chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Nhưng cây Drosera rotundifolia L., cùng chi khác loài đã được nghiên cứu và sử dụng. Trong lá tươi của cây Drosera rotundifolia L. (chưa thấy ở nước ta) người ta đã lấy được 2 – metyl – 5 – oxy 1-4 naphtoquinon có tính chất gây đỏ, chất droseron một chất màu đỏ có công thức dioxymetylnaphtoquincm. Ngoài ra người ta còn thấy glucoza và một chất màu vàng.
D. Công dụng và liều dùng
E. Cây cùng loại:
Tại Thanh Hoá có cây cũng gọi là cỏ trói gà, hay mồ côi đã được xác định là cây Drosera indica L. hay D. finloysonniana Wall, cùng họ. Đây là một loại cỏ nhỏ cao 4cm-40cm, thân như sợi chỉ có lông hạch. Lá hình sợi chỉ dài 4-10cm, rộng 1-2mm, lông dài bằng chiều rộng của lá, có nhiều ở đầu lá, khi cong cuốn lại. Hoa trắng hoặc hơi tím hồng mọc thành chùm dài 6-20cm tận cùng ở đầu thân. Có lông hạch nhỏ. Quả nang dài 5mm, rộng 4mm, mở theo 3-4 van. Hạt rất nhỏ có đường chạy dọc. Mọc khắp ở Việt Nam, có thấy cả ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin. Có nơi ở Thanh Hóa, ngâm cây này trong 3 phần rượu để chữa chai chân có tác dụng làm mềm và bong các chai đó ra.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh