VITAMIN D

Nội dung

Vitamin D là gì?

Vitamin D được tạo thành từ một nhóm các vitamin tan trong chất béo tồn tại ở nhiều dạng:

  • Vitamin D2 (ergocalciferol hoc calciferol) được tạo ra từ tiền vitamin ergosterol bất hoạt chứa trong thực vật nhờ tác động của ánh sáng mặt trời (bức xạ UV).
  • Vitamin D3 (cholecalciferol/colecalciferol) hin diện với một lượng nhỏ trong một số loại thực phẩm như cá có dầu (cá hồi, cá mòi và cá thu), trứng, thịt (đặc biệt là gan) và thực phẩm được bổ sung vitamin D. Điều quan trọng là cholecalciferol được tạo ra ở da bởi tác động của ánh sáng mặt trời (chủ yếu là tia UVB) lên hợp chất có nguồn gốc từ cholesterol (7-dehydrocholesterol).
  • 1,25 dihydroxycholecalciferol(calcitriol) là dạng hormon có hoạt tính sinh học của vitamin D, được cơ thể sử dụng để hình thành và duy trì xương chắc khỏe. Calcitriol được chuyển hóa từcholecalciferol (vitamin D3) ở gan và thận.

Do đó, da có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tổng hợp, lưu trữ và giải phóng vitamin D vào tuần hoàn.

 

 

Mối quan hệ giữa vitamin D và phơi nắng

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D quan trọng vì tia UVB từ ánh sáng mặt trời kích hot quá trình sản xuất vitamin D3 trong da. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về lượng ánh sáng mặt trời cần thiết để tạo đủ vitamin D3 nhằm duy trì mức calcitriol huyết thanh đầy đủ để hình thành và duy trì xương chắc khỏe. Mặt khác, có nhiều bằng chứng về sự nguy hiểm của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời và vai trò của nó trong việc gây ung thư da. Đã có nhiều cuộc thảo luận về cách làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để duy trì mức vitamin D đầy đủ và tránh làm tăng nguy cơ ung thư da.

Khuyến cáo

  1. Trong hầu hết các trường hợp, cần phải chống nắng để ngăn ngừa ung thư da khi chỉ số tia cực tím (UVI) tăng cao. Vào những thời điểm khi UVI cao hơn hoặc bằng 3, các biện pháp chống nắng hợp lý cần được đảm bảo và không gây nguy cơ khiến mọi người bị thiếu vitamin D.

Khi UVI thấp (1 hoặc 2) thì không cần chống nắng.

  1. Trong những tháng mùa hè, hầu hết mọi người sẽ có thể đạt được mức vitamin D đầy đủ (25-hydroxy vitamin D trong máu) thông qua việc tiếp xúc với tia cực tím ngoài trời thường xuyên, ngẫu nhiên trong thời gian ngắn ngoài thời gian tia cực tím đạt đỉnh.

Ví dụ, một người dễ bị bỏng nắng (da típ 1 hoặc 2) có thể chỉ cần phơi nắng 5 phút mỗi ngày trước 11 giờ sáng và sau 4 giờ chiều (ởmặt, bàn tay và cẳng tay) để đạt được mức vitamin D đầy đủ trong khi những người da rám nắng hoặc sẫm màu hơn (da típ 5 hoặc 6) sẽ cần nhiều thời gian hơn lên đến 20 phút.

Cố phơi nắng trong thời điểm tia cực tím cao nhất không được khuyến cáo do làm tăng nguy cơ ung thư da, tổn thương mắt và gây lão hóa.

Việc sản xuất vitamin D được cho là hiệu quả nhất khi tập thể dục.

Không có lợi khi phơi nắng lâu hơn vì nó không làm tăng quá trình sản xuất vitamin D vượt quá lượng ban đầu.

Trong suốt mùa đông, đặc biệt là ở miền nam New Zealand (hoặc Bắc Âu), khi mức bức xạ tia cực tím thấp hơn đáng kể, lượng vitamin D có thể giảm xuống dưới mức cần thiết. Các biện pháp bổ sung để đạt được tình trạng vitamin D đầy đủ có thể được yêu cầu đặc biệt đối với những người có nguy cơ thiếu vitamin D. Mức vitamin D trong mùa hè ảnh hưởng đến mức vitamin D trong mùa đông vì lượng dự trữ trong cơ thể giảm vào mùa đông.

  1. Một số người có nguy cơ cao bị ung thư da. Bao gồm những người bị ung thư da, cấy ghép nội tạng hoặc rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Những người có nguy cơ cao cần thực hiện các biện pháp chống nắng nghiêm ngặt hơn. Do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định xem có cần bổ sung thêm vitamin D hay không thay vì phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  2. Một số nhóm trong cộng đồng có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn gồm người già, trẻ sơ sinh của những bà mẹ thiếu vitamin D, những người ở nhà hoặc đang được chăm sóc tại viện, những người có típ da sẫm màu, những người tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời do rối loạn nhạy cảm với ánh sáng và những người che da vì lý do tôn giáo hoặc văn hóa.

Những người có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng của mình.

  1. Những người có làn da sẫm màu hơn (típ da 5 và 6) có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn và ít có nguy cơ bị ung thư da hơn.

Điều này có thể có ý nghĩa đối với sức khỏe của các cộng đồng Maori ( người bản xứ ở New Zealand), Châu Á và Thái Bình Dương.

Trong những tháng mùa đông, việc sản xuất vitamin D giảm. Tuy nhiên, cơ thể có thể dựa vào các mô dự trữ vitamin D trong khoảng từ 30 đến 60 ngày với mức giả định là đủ trước mùa đông. Khi mùa hè đến gần và có nhiều giờ nắng hơn, vitamin D được da sản xuất để xây dựng lại các kho dự trữ cạn kiệt.

Thiếu vitamin D gây ra bệnh gì?

Các bệnh thiếu vitamin D cổ điển là còi xương và nhuyễn xương.

Bệnh còi xương xảy ra ở trẻ em thiếu vitamin D và đặc trưng bởi sự mềm và yếu của xương. Có sự mất canxi và phốt phát từ xương, cuối cùng gây ra sự phá hủy chất nền xương. Thiếu vitamin D không chỉ do thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà còn có thể phát sinh do các yếu tố khác bao gồm:

  • Chế độ ăn uống thiếu vitamin D, đặc biệt ở những người ăn chay không uống các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm có nguồn gốc động vật. Những người bị dị ứng sữa hoặc không dung nạp lactose cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin D từ đường tiêu hóa.
  • Tổn thương thận ngăn chặn việc chuyển đổi vitamin D3 thành dạng hormone hoạt động.

Ở người lớn, thiếu vitamin D có thể dẫn đến chứng nhuyễn xương, dẫn đến yếu cơ, đau xương và gãy xương. Các triệu chứng ban đầu gồm yếu cơ, đau xương có thể mơ hồ và khó xác định. Thiếu vitamin D lâu dài không được điều chỉnh có thể dẫn đến loãng xương.

Một số nghiên cứu được công bố cho thấy tác động có lợi của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong việc ngăn ngừa và cải thiện kết quả của một số bệnh như ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại trực tràng, các bệnh tự miễn dịch như ung thư hạch không Hodgkin, bệnh đa xơ cứng, bệnh tim mạch và tiểu đường. Hiện tại không có đủ bằng chứng để đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào liên quan đến vitamin D và các bệnh này, tuy nhiên, các khuyến nghịnên được xem xét khi có bằng chứng mới.

Ai có nguy cơ thiếu vitamin D?

Đối với hầu hết mọi người, tiêu thụ thực phẩm có chứa vitamin D hoặc thực phẩm tăng cường vitamin D và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên là đủ để duy trì mức vitamin D khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số nhóm người có thể cần bổ sung chế độ ăn uống và theo dõi mức vitamin D để đảm bảo không bị thiếu hụt. Tuy nhiên, các xét nghiệm máu có thể gây hiểu lầm, vì mức độ bình thường có thể phụ thuộc vào thời điểm trong năm - người ta cần mức độ cao vào cuối mùa hè để đảm bảo lượng vitamin dự trữ sẽ đủ sử dụng cho mùa đông. Mức thấp vào cuối mùa đông có thể là khá bình thường. Các xét nghiệm máu cũng khá đắt.

  • Người lớn tuổi > 50 tuổi, da không thể tổng hợp vitamin D3 một cách hiu quả và thận ít có khả năng chuyển đổi vitamin D3 thành dạng hoạt động của nó. Người ta ước tính rằng có tới 30-40% người lớn tuổi bị gãy xương hông do thiếu vitamin D.
  • Những người hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: những người mặc áo choàng và trùm đầu vì lý do tôn giáo, những người ở nhà hoặc làm việc tại văn phòng, những người sống ở Bắc Âu hoặc Nam New Zealand.
  • Những người da sẫm màu hơn - những người này có hàm lượng sắc tốmelanin cao, điều này làm giảm khả năng sản xuất vitamin D từ ánh sáng mặt trời ca da.
  • Những người bị nặng hơn các bệnh lý da ở vị trí tiếp xúc với ánh nắng và do đó cần phải tránh ánh nắng mặt trời.
  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn - nhu cầu vitamin D không được đáp ứng đủ chỉ bằng sữa mẹ. Ở Mỹ,  việc bổ sung vitamin D được khuyến nghị từ lúc 2 tháng tuổi, trừ khi trẻ cai sữa để uống sữa công thức tăng cường vitamin D. Ở Úc và New Zealand, người ta cho rằng thời gian tiếp xúc với tia cực tím rất ngắn trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều sẽ cung cấp đủ cho trẻ sơ mức vitamin D khỏe mạnh ngay cả khi sử dụng biện pháp chống nắng.
  • Nồng độ vitamin D thấp hơn ởnhững người béo phì, những người mắc hội chứng chuyển hóa và kháng insulin.
  • Rối loạn hấp thu chất béo - vitamin D là vitamin tan trong chất béo nên những người bị giảm khả năng hấp thụ chất béo có nguy cơ mắc bệnh.

Việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên thông thường không liên quan đến việc thiếu vitamin D trong phần lớn các nghiên cứu (Matsouka và cộng sự 1987, Farrerons và cộng sự 2001, Marks và cộng sự 1995, Norval và cộng sự 2009). Điều này có thể là do việc thoa kem chống nắng không đủ và những người sử dụng kem chống nắng có thể phơi nắng nhiều hơn những người không sử dụng.

Liều lượng bổ sung vitamin D

Vitamin D bổ sung có thể được thực hiện dưới hai dạng: vitamin D2 và vitamin D3.

  • Vitamin D2 (ergocalciferol): liều lượng từ 400 đến 1000 iu mỗi ngày.
  • Vitamin D3 (colecalciferol): liều thông thường là 1,25 mg (50.000 iu) mỗi tháng một lần.

Bạn có thể nhận được quá nhiều vitamin D?

Quá nhiều vitamin D có thể gây độc tính dẫn đến buồn nôn, nôn, kém ăn, táo bón, suy nhược và sụt cân. Nó cũng có thể làm tăng nồng độ canxi máu, gây ra những thay đổi tinh thần như lú lẫn và rối loạn nhịp tim.

Phơi nắng không có khả năng dẫn đến ngộ độc vitamin D. Các hợp chất khác được sản xuất trong da bảo vệcơ thểkhỏi tổng hợp quá liều vitamin D trong thời gian phơi nắng kéo dài. Độc tính vitamin D có thể xảy ra do bổ sung quá liều bằng đường uống. Những người bổ sung vitamin D không bao giờ được vượt quá liều khuyến cáo và nên biết về tác dụng phụ của việc dùng quá liều vitamin D.

Tại sao các bác sĩ da liễu nói rằng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có các biện pháp bo vệ là không an toàn để tăng cường Vitamin D?

Bức xạ UVB có tác dụng kép là thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D3 trong da và tăng tổn thương DNA, dẫn đến ung thư da. Do đó, mặc dù tia cực tím có thểlà một phương tiện hiệu quả để cung cấp vitamin D, nhưng lợi ích đối với da có thể bị phản tác dụng bởi nguy cơ đột biến gia tăng.

Ghi nhớ:

  • Thời thơ ấu là giai đoạn quan trọng để giảm tiếp xúc với tia cực tím và giảm nguy cơ ung thư da suốt đời.
  • Phản ứng với bức xạ UVB là khác nhau giữa mỗi người, điều này giải thích cho việc một số người có vitamin D thấp mặc dù tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
  • Phơi nắng nhiều dẫn đến ung thư da thì nguy cơ hơn so với tình trạng vitamin D cao.
  • Vềlý thuyết, kem chống nắng có thể ngăn chặn gần như hoàn toàn quá trình sản xuất tin vitamin D3 dưới da do ánh nắng mặt trời nhưng trên thực tế, chúng đã không được chứng minh là có tác dụng như vậy.
  • Tiếp xúc với một lượng nhỏ tia cực tím dẫn đến việc sản xuất vitamin D mà không bị cháy nắng. Tiếp xúc với tia cực tím liều lượng cao hơn không dẫn đến lượng vitamin D cao hơn mà  thay vào đó, luminsterol và tachysterol không hoạt động được tạo ra. Tiếp xúc với liều lượng lớn tia cực tím sẽ dẫn đến cháy nắng, phồng rộp và bong tróc da.

Nguồn : https://dermnetnz.org/topics/vitamin-d

Người dch: Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da .

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber

return to top