Tinh hoàn là cơ quan dạng bầu dục nằm trong hệ sinh dục của nam giới. Bìu là một cấu trúc da dạng túi nằm phía sau dương vật. Tinh hoàn sản xuất tinh trùng – thành phần rất quan trọng trong việc sinh sản. Chúng cũng sản xuất ra testosterone, một loại hormone đóng vai trò cốt yếu trong quá trình phát triển giới tính của nam giới.
Tinh hoàn ẩn xảy ra khi 1 hoặc cả 2 tinh hoàn chưa vẫn chưa di chuyển xuống bìu trong suốt quá trình phát triển của thai nhi.
Trong giai đoạn thai, tinh hoàn hình thành ở trong ổ bụng và dần dần di chuyển xuống bìu thông qua ống bẹn vào tháng thứ 8 của thai kỳ.
Tinh hoàn ẩn có thể sờ thấy hoặc không sờ thấy. Sờ thấy có nghĩa rằng bác sĩ có thể cảm nhận được tinh hoàn ẩn trong khi thăm khám lâm sàng. Khoảng 80% trường hợp tinh hoàn ẩn là có thể sờ thấy.
Tinh hoàn thường nằm tại điểm tận cùng của ống bẹn, cấu trúc dạng ống chứa thừng tinh hướng xuống dương vật và bìu.
Nếu bác sĩ không thể cảm nhận được tinh hoàn bị ẩn trong lúc thăm khám lâm sàng, tinh hoàn ẩn này không sờ thấy được và có thể nằm ở:
Trong ổ bụng: Vị trí ít gặp nhất của tinh hoàn ẩn
Ống bẹn: Tinh hoàn đã di chuyện được đến ống bẹn nhưng chưa đủ xa để có thể cảm nhận bằng tay.
Teo nhỏ hoặc không có: Tinh hoàn có thể rất nhỏ hoặc chưa bao giờ được hình thành
Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ xảy ra của tinh hoàn ẩn:
Nguyên nhân
Ở trong những giai đoạn thai sớm, thai nhi đã hình thành các cấu trúc mà sau này sẽ phát triển thành cơ quan sinh dục nam hay nữ.
Đứa bé nhận các nhiễm sắc thể giới tính từ cả bố và mẹ. Nhiễm sắc thể giới tính là một cặp phân tử DNA. Nhiễm sắc thể là XX ở bé gái và XY ở bé trai.
Trong quá trình thai phát triển, gen XY sẽ thúc đẩy sự hình thành tinh hoàn. Tinh hoàn sau đó sẽ tiết ra các hormone kích thích sự phát triển của hệ sinh dục nam, và ngăn chặn sự phát triển của hệ sinh dục nữ.
Các nhà khoa học cho rằng tinh hoàn đôi khi cũng có thể phát triển một cách không bình thường.
Sự phát triển sinh dục không bình thường cũng có thể do hội chứng không nhạy cảm với androgen (AIS), một rối loạn di truyền xảy ra khi thai XY không đáp ứng với hormone sinh dục nam, ví dụ như testosterone.
Trẻ sơ sinh với hội chứng không nhạy cảm với androgen có những đặc tính của nữ, giống như là âm đạo hình túi ngắn nhưng không có tử cung hay buồng trứng lần vòi trứng. Tinh hoàn có thể nằm ở ổ bụng hay trong ống bẹn.
Các chuyên gia tin rằng hầu hết các trường hợp tinh hoàn ẩn xảy ra là do sự kết hợp của các yếu tố gen, sức khỏe mẹ, và các yếu tố môi trường khác, từ đó dẫn đến sự gián đoạn của các hormone, gây ra sự thay đổi về mặt thể chất và làm cản trở các hoạt động thần kinh liên quan đến sự phát triển của tinh hoàn.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của tinh hoàn ẩn thì vẫn còn chưa rõ.
Để chẩn đoán được tình trạng tinh hoàn ẩn, bác sĩ sẽ khám trẻ ở một nơi ấm nhằm giúp trẻ thư giãn. Bộc lộ được hết vùng bìu để việc thăm khám được dễ dàng hơn.
Khoảng 20% số lần khám, bác sĩ không thể phát hiện ra được tinh hoàn ẩn cho đến khi đứa đứa trẻ hết giai đoạn sơ sinh.
Nếu như tinh hoàn ẩn không sờ được, siêu âm có thể định vị được nó. Tuy nhiên, bác sĩ thường cho rằng siêu âm là không cần thiết. Trong một vài trường hợp, chuyên gia sẽ hội chẩn với một bác sĩ niệu nhi để có làm thêm các xét nghiệm khác.
Chụp hình MRI với chất tương phản: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tương phản vào mạch máu để có thể có được hình ảnh rõ hơn nhằm xác định xem tinh hoàn nằm trong vùng háng hay ổ bụng.
Nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ có gắn camera vào ổ bụng thông qua một lỗ nhỏ trên da. Nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật sửa chữa bằng thiết bị tương tự.
Phẫu thuật hở: Ở những trường hợp hiếm hơn, khi có biến chứng, bác sĩ sẽ phải thực hiện mổ hở để có thể thăm soát ổ bụng trực tiếp.
Hơn nửa số trường hợp tinh hoàn ẩn sơ sinh sẽ trở thành bình thường trong 3 tháng.
Tuy nhiên, 1 hay 2 trong 100 trẻ sơ sinh có tinh hoàn ẩn thì tinh hoàn ẩn sẽ không xuống bìu kể cả khi trẻ đã hơn 6 tháng tuổi. Nếu chuyện này xảy ra, điều trị là cần thiết.
Bác sĩ ngoại khoa thường sẽ phẫu thuật đưa tinh hoàn ẩn xuống bìu. Đây là thủ thuật giải phóng tinh hoàn ẩn và đưa nó về vị trí đúng ở trong bìu.
Đứa bé thường sẽ được phẫu thuật trong khoảng từ 6 đến 18 tháng tuổi. Cần phải phẫu thuật trước 2 tuổi do nếu trễ hơn thì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn và vô sinh.
Nguy cơ vô sinh có thể xảy ra do tinh hoàn phải được ở trong một nhiệt độ nhất định mới có thể sản xuất được tinh trùng. Nếu như tinh hoàn nằm ở trong ống bẹn thì nhiệt độ cao có thể gây hư hại đến quá trình sản xuất tinh hoàn.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt một đường mổ nhỏ đi vào trong ổ bụng và sử dụng các thiết bị nhỏ gọn để di chuyển tinh hoàn xuống dưới ống bẹn và đi vào bìu, lúc này sẽ cần thực hiện một đường mổ thứ hai.
Bác sĩ phẫu thuật thường sẽ khép ống bẹn lại để ngăn không cho tinh hoàn di chuyển ngược lên. Ở hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ được xuất viện trong ngày.
Nếu như tinh hoàn không đi xuống được, nhiệt độ có thể tăng cao đến mức làm cho sản lượng tinh trùng hoặc chất lượng tinh trùng bị sụt giảm.
Ung thi tinh hoàn làm một biến chứng khác của tinh hoàn ẩn, mặc dù nguy cơ là thấp hơn 1%. Mối liên hệ giữa 2 tình trạng này còn chưa được xác định rõ.
Tinh hoàn ẩn còn làm gia tăng nguy cơ bị xoắn tinh hoàn. Tình trạng này xảy ra khi thừng tinh bị vặn xoắn.
Thừng tinh chứa bên trong các dây thần kinh, mạch máu và các ống chứa tinh dịch từ 2 tinh hoàn đến dương vật. Nếu như bệnh nhân không được điều trị kịp thời thì họ có nguy cơ bị mất đi tinh hoàn bị xoắn.
Ngoài ra, nếu như tinh hoàn ẩn nằm ở vùng háng, áp lực đè nén từ xương mu có thể là tổn hại tinh hoàn.
Cuối cùng, cũng như những phẫu thuật vùng tinh hoàn khác, phẫu thuật sửa vị trí tinh hoàn cũng có các nguy cơ gây hư hại ống dẫn tinh, là ống nối tinh hoàn với niệu đạo.
Tinh hoàn ẩn là một tình trạng thường gặp và có thể điều trị được, xảy ra khi 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không di chuyển xuống bìu trong quá trình phát triển của thai nhi.
50% trường hợp sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một vài trường hợp sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để đưa tinh hoàn xuống.
Nếu như tinh hoàn ẩn không được điều trị sớm kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị vô sinh trong tương lai. Mặc dù phẫu thuật cũng có những nguy cơ riêng, nhưng nhìn chung tiên lượng tốt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh