✴️ Tổng quan về điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Nội dung

1. Mục tiêu điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt

  • Giảm các triệu chứng tiểu đêm nhiều lần, tiểu không hết, tiểu khó…
  • Ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của u xơ tiền liệt tuyến.
  • Giúp hết tiểu đêm, có giấc ngủ ngon, bệnh ổn định và tránh biến chứng.

2. Điều trị phì đại tuyến tiền liệt theo nội khoa

2.1. Chỉ định điều trị nội khoa với phì đại tiền liệt tuyến

  • Các rối loạn ở mức độ trung bình đến nặng
  • Cải thiện điểm triệu chứng
  • Không có chỉ định bắt buộc ngoại khoa
  • Là phương pháp lựa chọn an toàn và tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân
  • U dưới 60g

2.2. Chống chỉ định điều trị nội khoa với phì đại tuyến tiền liệt

  • Ứ niệu cấp
  • Sờ được bằng quang (có cầu bàng quang) lượng niệu tồn đọng lớn>300ml. Đây là chỉ định tương đối
  • Suy thận
  • Đái máu nhiều lần
  • Viêm đường tiết niệu nhiều lần do u lành tính tuyến tiền liệt
  • Sỏi bàng quang hoặc túi thừa bàng quang
  • Ung thư tuyến tiền liệt

3. Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng phương pháp ngoại khoa

Có rất nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa phì đại tiền liệt tuyến như mổ nội soi, mổ banh hoặc các phẫu thuật ít can thiệp. 

Phẫu thuật nội soi TURP trong điều trị phì đại tiền liệt tuyến

3.1. Chỉ định bắt buộc:

Biến chứng cấp và mạn

  • Ứ niệu hoàn toàn (không còn khả năng tự đái sau khi đặt ống thông nhiều lần).
  • Suy thận do u tuyến tiền liệt
  • Sỏi bàng quang, thận
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều lần.

3.2. Chỉ định tương đối:

Bác sỹ cần phải trao đổi với bệnh nhân về lợi ích và nguy cơ của can thiệp

  • Lượng nước tiểu tồn đọng luôn luôn >200ml
  • Đái giọt nhiều lần
  • Cơ chóp dày >10mm
  • Đái máu
  • Điểm triệu chứng rất cao: 20 – 35 điểm.

4. Các phương pháp điều trị ít can thiệp hơn được áp dụng hiện nay

4.1. Nong giãn niệu đạo tuyến tiền liệt bằng bóng

  • Giãn niệu đạo bằng ống thông là cách điều trị phì đại tuyến tiền liệt được dùng nhiều.
  • Ra đời trước khi kỹ thuật kỹ xảo cắt bỏ u tuyến tiền liệt qua nội soi và thậm chí là trước cả khi có sự phát triển của các chất dược lý trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt.

4.2. Lắp bộ phận giá đỡ niệu đạo tuyến tiền liệt (Stents)

  • Đặt ống đỡ trong niệu đạo tuyến tiền liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn để làm rộng niệu đạo.
  • Mặc dù các Stents giúp làm giảm tình trạng tắc niệu nhưng chỉ giảm điểm triệu chứng niệu và tỷ lệ dòng niệu đỉnh ở mức vừa và phải ở bệnh nhân không bí đái hoàn toàn.
  • Stents cũng gây một số biến chứng như đọng muối xung quanh Stents và tổ chức biểu mô có thể mọc vào Stents.
  • Stents cũng gây khó chịu và kích thích, vì thế hiện nay ít dùng.

4.3. Bay hơi bằng điện

  • Đây là phương pháp cải tiến và phát triển từ phương pháp mổ nội soi với thiết bị gây bay hơi tổ chức tuyến tiền liệt bằng dao điện dạng cầu lăn nhỏ “roller-ball” tập trung mật độ năng lượng tại chỗ rất cao.
  • Qua các nghiên cứu ban đầu thấy hiệu quả tương tự như phương pháp mổ nội soi với biến chứng mất máu ít hơn. Tuy nhiên hiện vẫn còn thiếu các dữ liệu nghiên cứu lâu dài.

4.4. Cắt tuyến tiền liệt bằng laser

  • Cắt bằng laser với neodymium – YAG laser đã được nhiều trung tâm làm. Có 2 phương pháp được đánh giá tốt.
  • Phương pháp laser qua niệu đạo tạo một đường rạch vào tuyến tiền liệt (dưới hướng dẫn của siêu âm).
  • Phương pháp nội soi laser tuyến tiền liệt (Endoscopic laser ablation of the prostate – ELAP).

4.5. Điều trị bằng liệu pháp nhiệt, siêu sóng nhiệt độ cao

  • Là một cái tiến mới trong điều trị u tuyến tiền liệt bao gồm: Điều trị bằng sóng nhiệt độ cao tại chỗ và siêu sóng nhiệt độ cao qua đường niệu đạo.

4.6. Cắt tuyến tiền liệt bằng kim

  • Là phương pháp cắt bằng kim qua niệu đạo dùng năng lượng của sóng radio cao tần, tần số tia α, tạo nhiệt độ cao 120°C, với tổn thương tối thiểu niệu đạo.

4.7. Phẫu thuật lạnh tuyến tiền liệt

  • Phương pháp này có thuận lợi là không đau, sonde lạnh được đặt khi gây tê tại chỗ trong niệu đạo. Có khi chảy máu. Nhưng phải theo dõi lâu và kết quả không chắc chắn

4.8. Rạch cổ bàng quang tuyến tiền liệt

  • Những người khởi xướng phương pháp này muốn tránh các biến chứng do phẫu thuật nội soi gây ra
  • Xuất tinh ngược (có từ 50 – 100% các ca phẫu thuật)
  • Nguy cơ đái không tự chủ do tổn thương cơ vòng (0.5 – 1%)
  • Tử vong
  • Phẫu thuật được chỉ định lúc đầu ở bệnh nhân trẻ, có xơ tiên phát cổ bàng quang, người ta rạch một hoặc hai bên tạo ra hình phễu khi đi tiểu.

Trên đây là một số phương pháp điều trị đang được ứng dụng hiện nay để điều trị phì đại tuyến tiền liệt theo y học hiện đại. Ngoài ra, người bệnh còn có thể điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng thảo dược. Người bệnh có thể tham khảo thêm để lựa chọn. Tuy nhiên việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị nào vẫn nên tham khảo qua ý kiến của bác sỹ trực tiếp điều trị.

Phì đại tuyến tiền liệt không quá nguy hiểm, nhưng quá trình điều trị khá phức tạp và tốn kém. Vì vậy, nam giới cần phải có các biện pháp phòng bệnh phì đại tuyến tiền liệt ngay từ khi còn trẻ, đặc biệt chú ý tới các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt để phát hiện bệnh sớm và điều trị khi bệnh còn chưa tiến triển nặng.

Có thể bạn quan tâm: Phát hiện sớm, phòng và điều trị ung thư tiền liệt tuyến

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top