✴️ 57 nguyên nhân gây phát ban thường gặp (phần 1)

Nội dung

1. Các vết cắn và đốt của côn trùng

Côn trùng có thể gây phát ban thông qua vết cắn hoặc vết đốt. Mặc dù phản ứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi người và loại côn trùng cắn, các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Mẩn đỏ và phát ban;
  • Ngứa, đau;
  • Sưng khu trú ở vị trí vết cắn hoặc lan rộng hơn.

2. Bọ chét

Bọ chét là loài côn trùng nhảy nhỏ có thể sống trong các vật dụng trong nhà. Bọ chét có chu kỳ sinh sản rất nhanh. Các vết cắn do bọ chét trên người thường xuất hiện dưới dạng đốm đỏ, da có thể bị kích thích và đau. Trường hợp gãi thường xuyên có thể gây ra nhiễm trùng thứ cấp.

3. Bệnh thứ năm

Còn được gọi là ban đỏ nhiễm trùng và hội chứng má bị tát, bệnh thứ năm là do parvovirus B19. Một trong những triệu chứng là phát ban, xuất hiện theo ba giai đoạn:

  • Ban đầu xuất hiện vết mẩn đỏ trên má bao gồm các nhóm sẩn đỏ.
  • Sau 4 ngày, nhiều dấu đỏ có thể xuất hiện trên cánh tay và toàn thân.
  • Ở giai đoạn thứ ba, phát ban xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt.

​     

4. Chốc lở

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da dễ lây lan thường ảnh hưởng đến trẻ em. Dấu hiệu đầu tiên thường là một mảng da đỏ, ngứa. Có hai loại chốc lở:

  • Chốc không có bọng nước: vết loét đỏ xuất hiện quanh miệng và mũi.
  • Chốc lở có bọng nước: ít phổ biến hơn, thường ảnh hưởng đến trẻ dưới 2 tuổi. Các bọng nước từ trung bình đến lớn xuất hiện trên thân, cánh tay và chân.

5. Bệnh zona

Bệnh zona là dạng tái hoạt của virus varicella zoster là bệnh nhân trước đó đã từng mắc bệnh thủy đậu. Sau khi lành bệnh, virus không bị tiêu diệt mà ẩn vào trong các tế bào, hạch thần kinh ở dạng ngủ. Sau một thời gian dài, virus tái hoạt động thành bệnh zona. Virus sẽ lan theo đường đi của dây thần kinh bộc phát ở trên da tương ứng với khu vực của dây thần kinh.

6. Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là tình trạng ngứa da do một loại rệp nhỏ sarcoptes scabiei gây ra. Ghẻ rất dễ lây lan thông qua tiếp xúc giữa người với người. Các triệu chứng bao gồm:

  • Ngứa, ngứa nhiều hơn vào ban đêm;
  • Có những dấu vết nhỏ, ngoằn ngoèo của hang rệp trên da;
  • Xuất hiện những mụn nước hay u nhỏ nhạt màu trên da;
  • Các vết loét có thể xuất hiện ở nốt phát ban bị tổn thương.

7. Bệnh chàm

Là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh gây viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại bệnh chàm và tuổi của người mắc phải thường là:

  • Vảy khô trên da;
  • Nổi mẩn ngứa;
  • Da nứt nẻ và thô ráp.

8. Dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoa, hay viêm mũi dị ứng, là một phản ứng dị ứng với phấn hoa. Các triệu chứng có thể tương tự như các triệu chứng cảm lạnh thông thường như:

  • Sổ mũi;
  • Chảy nước mắt;
  • Hắt xì;

Dị ứng phấn hoa cũng có thể gây phát ban thường xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ ngứa hoặc nổi mẩn trên da.

9. Bệnh ban đỏ

Bệnh ban đỏ được gây ra bởi độc tố do vi khuẩn tiết ra - Streptococcus pyogenes - cùng loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm họng Strep. Các triệu chứng bao gồm đau họng, phát ban và sốt. Phát ban có các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện các đốm đỏ;
  • Vết nám chuyển sang phát ban đỏ hồng như cháy nắng;
  • Cảm thấy da thô ráp.

10. Sốt thấp khớp

Sốt thấp khớp là một phản ứng viêm đối với nhiễm trùng liên cầu khuẩn thường ảnh hưởng đến trẻ em từ 5-15 tuổi. Các triệu chứng bao gồm:

  • Vết sưng nhỏ không đau dưới da;
  • Phát ban đỏ ở da;
  • Sưng amidan.

11. Mono (Bệnh của nụ hôn)

Mono do virus gây ra. Bệnh hiếm khi nghiêm trọng, nhưng các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Phát ban đỏ giống như sởi;
  • Nhức mỏi cơ thể;
  • Sốt cao.

Virus gây bệnh có thể lây qua những nụ hôn nên được gọi tên như thế

12. Ringworm

Ringworm là bệnh nấm biểu bì thường. Nhiễm nấm ảnh hưởng đến lớp biểu bì ở da đầu, bàn chân và móng tay. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí nhiễm nấm:

  • Ngứa, nổi mẩn đỏ có dạng vòng - đôi khi hơi nổi cộm lên trên da;
  • Xuất hiện những mảng vảy trên da;
  • Tóc yếu, dễ bị đứt.

13. Sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm rất cao do virus rubeola gây ra. Các triệu chứng bao gồm:

  • Phát ban màu nâu đỏ;
  • Xuất hiện đốm nhỏ màu trắng xám với trung tâm màu trắng xanh trong miệng;
  • Ho khan.

14. Nhiễm nấm men (nấm candida)

Nấm candida là một bệnh nhiễm nấm phổ biến ở bộ phận sinh dục. Nấm ảnh hưởng đến cả hai giới, nhưng phổ biến hơn là phụ nữ. Các triệu chứng bao gồm:

  • Phát ban;
  • Đau ở vùng sinh dục;
  • Ngứa, rát và kích ứng.

15. Viêm da ứ đọng

Viêm da ứ đọng phát triển do lưu thông máu kém và phổ biến nhất ở chân dưới. Các triệu chứng bao gồm:

  • Da trở nên mỏng, màu nâu, với các tổn thương có thể như chấm ban đỏ, kích ứng bề mặt, vùng do ở mắt cá chân hoặc cẳng chân trở nên sậm màu và/hoặc dày lên.
  • Da có thể bị suy và có thể loét cục bộ.
  • Chân, mắt cá chân, hoặc các khu vực khác có thể sưng lên.
  • Lở loét, ngứa và đau chân
  • Đôi khi có thể bị đau dai dẳng ở các mô bị sưng và có thể cảm giác như bị kim châm.

16. Sởi Đức

Sởi Đức là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Các triệu chứng bao gồm:

  • Phát ban - ít sáng hơn bệnh sởi, thường bắt đầu trên mặt;
  • Viêm mắt,  mắt đỏ;
  • Nghẹt mũi.

17. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết thường được gọi là ngộ độc máu là hậu quả của một phản ứng miễn dịch trên diện rộng đối với nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của nó. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh;
  • Tình trạng tâm thần không ổn định;
  • Giảm số lượng tiểu cầu;
  • Khó thở, loạn nhịp tim, sốc nhiễm trùng.

​     

18. Virus Tây sông Nile

Là một bệnh truyễn nhiễm do muỗi. Tác nhân gây bệnh là Virus Tây sông Nile có quan hệ về kháng nguyên với vi rút viêm não Nhật Bản. Dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng, tuy nhiên một số triệu chứng có thể chú ý như:

  • Nổi mẩn đỏ ở thân, cánh tay hoặc chân;
  • Đổ nhiều mồ hôi;
  • Nôn. 

19. Bệnh Lyme

Bệnh Lyme là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra lây truyền bởi các con bọ chét nhiễm bệnh. Sau khi bị bọ ve cắn, trên vùng da xuất hiện vết sưng nhỏ màu đỏ tương tự như vết sưng của vết muỗi đốt. Thông thường, vết sưng do bọ ve cắn sẽ mất đi trong vài ngày. Các triệu chứng khác như:

  • Phát ban: Một vùng màu đỏ lan rộng có thể xuất hiện tạo thành mô hình mắt bò. Phát ban mở rộng chậm qua nhiều ngày và có thể lan rộng đến 30 cm. Ban thường không ngứa hoặc đau nhưng có thể cảm thấy ấm khi chạm vào. Phát ban là một trong những đặc điểm nổi bật của bệnh Lyme, mặc dù không phải ai mắc bệnh Lyme cũng bị phát ban. Phát ban không nhất thiết phải xuất hiện trên vết cắn.
  • Các triệu chứng khác: Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, cứng cổ và sưng hạch có thể đi kèm với phát ban.

 Xem tiếp: 57 nguyên nhân gây phát ban (phần 2)

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top