✴️ Những điều cần biết về bệnh lậu

Gần đây, bệnh đang có xu hướng gia tăng và thường thấy ở đối tượng người trẻ tuổi. Bệnh thường thấy ở nam giới hơn nữ giới. Bệnh có thể lan truyền từ người này qua người khác thông qua đường miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Hầu hết trường hợp mắc bệnh do có quan hệ tình dục với người bị bệnh. Vậy bệnh lậu là gì? Bệnh lậu lây qua đường gì?

1. Nguyên nhân gây bệnh lậu và đường lây truyền

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội phổ biến hiện nay, do vi khuẩn lậu cầu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Vi khuẩn này ưa thích sống ở những nơi kín đáo, bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Bệnh lậu cùng với bệnh giang mai, sùi mào gà là những bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay. Tất cả mọi người đều muốn tiêu diệt bệnh vì nó để lại những hậu quả nghiêm trong trong đời sống.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lậu nhưng phổ biến và chiếm tỉ lệ cao là do quan hệ tình dục không an toàn.

Quan hệ tình dục không lành mạnh

Lối sống hiện đại với quan niệm tình dục phóng khoáng ở giới trẻ là nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ lây nhiễm bệnh lậu trong đời sống cộng đồng.

Theo các chuyên gia, quan hệ với nhiều người hoặc quan hệ với bạn đời có lối sống tình dục buông thả và không có biện pháp phòng tránh là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lây nhiễm bệnh lậu nói riêng và các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục nói chung.

Lậu cầu khuẩn ký sinh chủ yếu tại bộ phận sinh dục của nam giới và nữ giới. Trong khi đó, quan hệ tình dục sẽ tạo ra các vết thương rất nhỏ mà khi hưng phấn tình dục bạn không thể nhận ra. Thông qua những vết xước này, lậu cầu khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh. Bệnh không chỉ lây nhiễm khi quan hệ tình dục ở nam và nữ, mà trên thực tế tỉ lệ mắc bệnh rất cao khi quan hệ tình dục đồng giới nam nam, ngoài ra quan hệ đồng giới nữ nữ cũng rất dễ dàng lây bệnh. Khi quan hệ qua đường miệng hay hậu môn, khi bị lây bệnh có thể dẫn tới bệnh lậu miệng hay bệnh lậu ở hậu môn.

Biểu hiện bệnh lậu ở miệng (nguồn: internet)

Thông qua các vật dụng trung gian

Sử dụng chung các vật dụng các nhân với người bệnh như: khăn tắm, đồ lót hay bồn cầu… cũng rất dễ dẫn tới việc bị lây bệnh. Vì vi khuẩn lậu có khả năng sống ở môi trường khi ra ngoài cơ thể. Do đó, các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh có khả năng cao mang theo vi khuẩn lậu, khi bạn dùng chung các vật dụng này và trên cơ thể có vết thương hở hoặc điều kiện thích hợp cho vi khuẩn lậu xâm nhiễm (ví dụ như mặc chung quần lót) thì tỉ lệ mắc bệnh là rất cao. Mặt khác, sau khi xâm nhập vào cơ thể thì lậu cầu thường có tốc độ phát triển rất nhanh nên việc kiểm soát bệnh là rất khó khăn.

Lây từ mẹ sang con

Người mẹ bị mắc bệnh trước đó hoặc mang thai với biết mình mắc bệnh thì sau khi sinh con ra, con có nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Vi khuẩn bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con qua 3 con đường: nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng qua âm đạo hoặc khi trẻ em bú sữa mẹ và nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, những em bé sinh ra thường gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như mù, nhiễm khuẩn đường hô hấp…

Chính vì vậy, phụ nữ khi mắc bệnh lậu thường được khuyến cáo không nên mang thai và sinh con. Trong trường hợp sinh, có thể cân nhắc tới biện pháp sinh mổ để đảm bảo acid nucleic an toàn cho mẹ và bé. Sau khi sinh, cần phải nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt cho cả mẹ và bé theo lời chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Thông qua vết thương hở

Lậu cầu khuẩn có thể ký sinh tại niêm mạc, bán niêm mạc trên cơ thể của bệnh nhân. Chính vì vậy nếu bạn vô tình chạm vào vết thương hở của người mắc bệnh lậu, sau đó chạm vào bộ phận sinh dục, các vết thương của mình hoặc dụi mắt, bạn hoàn toàn có thể bị lây bệnh. Trong trường hợp bạn chạm vào vết thương hở của người mắc bệnh, cần vệ sinh vị trí tiếp xúc với xà phòng và sử dụng một số biện pháp sát khuẩn khác.

Ngoài ra, khi tới thực hiện phẫu thuật, tiểu phẫu tại một số cơ sở y tế không đảm bảo, bạn vẫn có khả năng lây bệnh từ dụng cụ y tế chưa được khử trùng sạch sẽ sau khi tiến hành phẫu thuật, tiểu phẫu cho người mắc bệnh.

Vậy bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không? Bệnh lậu có lây qua đường nước bọt không? Câu trả lời là không.

2. Đối tượng nguy cơ

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc, lây bệnh lậu. Tuy nhiên, cũng giống như những bệnh xã hội khác bệnh lậu thường có xu hướng bị cao hơn tại những người có đời sống không lành mạnh.

Việc quan hệ tình dục bừa bãi, có nhiều bạn tình sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn ở những cô gái hành nghề bán dâm hay những người thường xuyên tiến hành mua dâm.

Mặt khác, những đối tượng nghiện và sử dụng chung xi lanh thường cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Cùng chuyên mục: Cách phòng tránh bệnh giang mai

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top