Các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang và viêm tai là ví dụ về các biến chứng liên quan đến cúm. Bệnh cúm cũng có thể làm cho các vấn đề về bệnh mạn tính như tiểu đường, tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường có thể làm cho hệ thống miễn dịch ít có khả năng chống lại nhiễm trùng.
Ngoài ra, cúm có thể làm cho cơ thể bạn khó khăn hơn trong việc kiểm soát đường huyết của bạn.
Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) khuyến cáo rằng với những người bị tiểu đường typ 1 hay typ 2, từ trên 6 tháng tuổi, cần được tiêm một liều vắc-xin cúm.
Với những người bị tiểu đường typ 1 hay typ 2 thì đều có nguy cơ tăng phát triển bệnh viêm phổi từ cúm, vì vậy vắc-xin viêm phổi (phế cầu khuẩn) cũng nên được chỉ định như là một phần trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Các loại thuốc kháng vi-rút có thể được sử dụng để điều trị bệnh cúm. Các thuốc kháng vi-rút này chống lại vi-rút cúm trong cơ thể của bạn. Chúng khác với thuốc kháng sinh - loại thuốc chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Thuốc kháng vi-rút có thể giúp những người có vấn đề trong việc tăng nguy cơ biến chứng từ bệnh cúm (như bệnh tiểu đường) nếu sử dụng trong vòng 48 giờ đầu từ khi có các triệu trứng.
Ngoài việc tiêm phòng vắc-xin hàng năm, những người bị bệnh tiểu đường nên có những biện pháp phòng ngừa hàng ngày để bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm như rửa tay thường xuyên, che miệng khe ho hoặc hắt hơi...
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh