✴️ Sổ tay dự phòng và điều trị COVID-19 (P2)

Nội dung

Quy trình khử trùng cho Khu điều trị cách ly COVID-19

Khử trùng sàn nhà và vách tường

Các chất bẩn nhìn thấy được phải được loại bỏ hoàn toàn trước khi khử trùng, các chất bẩn này được xử lý như quy trình xử lý vết bẩn máu và dịch tiết.

Khử trùng sàn nhà và vách tường với chất khử trùng chứa 1000 mg/L chlorine bằng cách lau, xịt hoặc chùi rửa.

Chất khử trùng phải được dùng trong ít nhất 30 phút.

Thực hiện việc khử trùng 3 lần một ngày và lặp lại bất cứ khi nào có nhiễm bẩn.

Khử trùng bề mặt vật dụng

Các chất bẩn nhìn thấy được nên được loại bỏ hoàn toàn trước khi khử trùng, các chất bẩn này được xử lý như quy trình xử lý vết bẩn máu và dịch tiết.

Lau bề mặt vật dụng với chất khử trùng chứa 1000 mg/L chlorine hoặc lau chùi với chlorine hoạt tính; đợi 30 phút và xả lại với nước sạch. Thực hiện việc khử trùng 3 lần một ngày (lặp lại bất cứ khi nào nghi ngờ có nhiễm bẩn).

Lau chùi khu vực sạch hơn trước, sau đó các khu vực nhiễm bẩn nhiều. Đầu tiên lau chùi các bề mặt ít khi được đụng tới, sau đó lau các bề mặt thường được đụng tới (Khi một bề mặt đã được lau sạch, thay miếng giẻ lau mới).

Khử trùng không khí

Khử trùng không khí bằng plasma có thể được dùng liên tục để khử trùng không khí trong môi trường có người.

Nếu không có máy khử trùng không khí bằng plasma, sử dụng đèn tia cực tím 1 giờ liên tục mỗi lần. Thực hiện quy trình này 3 lần một ngày

Xử lý phân và chất thải

Trước khi xả vào hệ thống cống dân sự, phân và chất thải phải được khử trùng bằng chất khử trùng có chứa chlorine (trong lần xử lý đầu, nồng độ chlorine hoạt tính phải đạt mức trên 40 mg/L). Đảm bảo thời gian khử trùng ít nhất 1.5 giờ.

Tổng nồng đồ chlorine dư trong nước thải đã được khử trùng nên đạt nồng độ 10 mg/L.

 

Quy trình xử lý vết bẩn máu và dịch tiết của bệnh nhân COVID-19

Đối với vết bẩn máu và dịch tiết có thể tích nhỏ (<10 mL)

Cách 1: vết bẩn nên được phủ bằng khăn khử trùng chứa chlorine (nồng độ chlorine hoạt tính 5000 mg/L) và loại bỏ cẩn thận, sau đó lau sạch bề mặt vật dụng 2 lần bằng khăn khử trùng chứa chlorine (nồng độ chlorine hoạt tính 500 mg/L).

Cách 2: Cẩn thận loại bỏ vết bẩn bằng gạc hoặc khăn dùng 1 lần, sau khi đã ngâm vào dung dịch khử trùng chlorine 5000 mg/L.

Đối với vết bẩn máu và dịch tiết có thể tích lớn (>10mL)

Đầu tiên, đặt biển báo để mọi người chú ý né.

Thực hiện quy trình xử lý theo 1 trong 2 cách dưới đây:

Cách 1: Hấp thụ vết bẩn trong 30 phút với một khăn hút sạch (có chứa axit peroxyacetic có khả năng hấp thụ 1 lít chất lỏng cho mỗi khăn) và làm sạch khu vực nhiễm bẩn sau đã loại bỏ chất bẩn.

Cách 2: Phủ hoàn toàn vết bẩn bằng bột khử trùng hoặc thuốc tẩy tan trong nước hoặc phủ hoàn toàn vết bẩn bằng khăn khô có khả năng thấm nước và đổ lên một lượng chất khử trùng chứa chlorine 10.000 mg/L vừa đủ. Để yên trong 30 phút trước khi cẩn thận loại bỏ vết bẩn.

Phân, chất tiết, dịch nôn … từ bệnh nhân nên được đựng trong vật chứa riêng và khử trùng mỗi 2 giờ bằng chất khử trùng có chứa 20.000 mg/L chlorine với tỉ lệ chất bẩn trên chất khử trùng là 1:2

Sau khi loại bỏ vết bẩn, khử trùng bề mặt vật dụng hoặc môi trường.

Vật chứa chất bẩn có thể được ngâm vào dung dịch khử trùng có chứa 5.000 mg/L chlorine hoạt tính trong 30 phút và sau đó rửa sạch lại.

Các chất bẩn được thu thập nên được xử lý như là rác y tế.

Các vật dụng đã dùng nên được đựng trong túi rác y tế 2 lớp và được xử lý như rác y tế.

Khử trùng các thiết bị y tế dùng lại của COVID-19

Khử trùng mặt nạ chống độc có bộ lọc không khí

https://suckhoe.us/photos/174/yhocduphong/sotayCovid19/image007.png

Lưu ý: Các quy trình khử trùng cho mũ bảo hộ được mô tả ở trên chỉ dành cho loại mũ có thể tái sử dụng.

 

Quy trình làm sạch và khử trùng thiết bị Nội soi Tiêu hóa và Nội soi Phế quản

Ngâm ống nội soi và van sử dụng lại vào dung dịch chứa 0.23% axit peroxyacetic (xác định rõ nồng độ chất khử trùng trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả).

Gắn ống dẫn của từng kênh trong ống nội soi, tiêm vào dung dịch 0.23% axit peroxyacetic vào ống dẫn bằng một bơm tiêm 50 mL cho đến khi đầy ống và đợi 5 phút.

Tháo ống dẫn và rửa từng khoang và van của ống nội soi với loại bàn chải đặc biệt dùng một lần.

Đặt các van vào máy rửa bằng sóng âm kèm enzyme để làm sạch. Gắn ống dẫn vào từng kênh trong ống nội soi. Bơm dung dịch 0.23% axit peroxyacetic vào ống bằng bơm tiêm  50 mL và xả liên tục trong 5 phút. Bơm không khí vào để làm khô trong 1 phút.

Bơm nước sạch vào ống dẫn bằng một bơm tiêm 50 mL và xả liên tục trong 3 phút. Bơm không khi vào để làm khô trong 1 phút.

Kiểm tra xem ống nội soi có bị rò rỉ không.

Đặt vào máy rửa và khử khuẩn ống nội soi. Chọn mức độ khử trùng cao

Gửi thiết bị đến trung tâm kiểm soát nhiễm khuẩn để tiệt trùng bằng ethylene oxide.

Xử lý bước đầu đối với các thiết bị y tế dùng lại khác

Nếu không có vết bẩn nhìn thấy được, nhúng thiết bị vào dung dịch khử trùng chứa 1000 mg/L chlorine trong ít nhất 30 phút.

Nếu có các vết bẩn nhìn thấy được, nhúng thiết bị vào dung dịch khử trùng chứa 5000 mg/L chlorine trong ít nhất 30 phút.

Sau khi khô, đóng gói kĩ càng và gửi thiết bị đến đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn.

 

Quy trình khử trùng đối với đồ vải nhiễm bẩn của bệnh nhân nghi ngờ hoặc dương tính COVID- 19

Đồ vải nhiễm bẩn

Quần áo, ra giường, tấm trải và bao gối đã sử dụng của bệnh nhân

Rèm cửa của khu vực cách ly

Khăn, giẻ lau dùng để lau chùi khu vực cách ly

Cách thu thập

Đầu tiên, gói đồ vải vào túi nhựa dùng một lần và niêm phong túi bằng dây buộc.

Tiếp đó, gói túi này bằng một túi nhựa khác, niêm phong túi bằng dây, buộc gút nút thắt (gooseneck)

Cuối cùng, gói túi nhựa bên trong một túi vải màu vàng và niêm phong bằng dây buộc.

Gắn nhãn nhiễm đặc biệt và tên của khoa phòng lên. Gửi túi này đến phòng giặt.

Lưu giữ và giặt đồ

Đồ vải nhiễm bẩn phải được tách riêng với các đồ vải nhiễm khác (không phải COVID-19) và giặt bằng máy giặt riêng.

Giặt sạch và khử trùng đồ vải bằng dung dịch khử trùng chứa chlorine tại nhiệt độ 90 độ C trong ít nhất 30 phút.

Khử trùng các dụng cụ chuyên chở

Các dụng cụ chuyên chở nên được dùng riêng cho việc vận chuyển đồ vải nhiễm bẩn

Dụng cụ phải được khử trùng ngay sau khi chuyển đồ vải nhiễm bẩn xong.

Dụng cụ chuyên chở phải được lau sạch với dung dịch khử trùng chứa chlorine (1000 mg/L chlorine hoạt tính). Để yên dụng cụ trong 30 phút trước khi lau lại bằng nước sạch.

 

Quy trình xử lý Rác thải y tế liên quan COVID-19

Tất cả rác thải từ ca nghi ngờ hay ca xác định phải được xem như rác thải y tế.

Đặt tất cả rác thải y tế vào một túi 2 lớp đựng rác thải y tế, niêm phong túi bằng dây buộc gút nút thắt (gooseneck) và xịt khử trùng túi này bằng dung dịch khử trùng chứa 1000 mg/L chlorine

Bỏ các vật sắc nhọn vào một hộp nhựa riêng, niêm phong hộp và xịt khử trùng hộp này bằng dung dịch khử trùng chứa 1000 mg/L chlorine.

Đặt các túi rác thải y tế vào thùng vận chuyển rác thải y tế, gắn nhãn chất thải lây nhiễm, đóng kín thùng và vận chuyển.

Vận chuyển rác thải đến một điểm tập kết tạm thời dành cho rác thải y tế, sử dụng một tuyến đường cố định vào một thời điểm cố định và để rác thải tách biệt nhau, tại một địa điểm cố định.

Rác thải y tế phải được thu thập và xử lý bởi một đơn vị xử lý rác thải y tế được Nhà nước cấp phép.

 

Quy tình xử lý phơi nhiễm với COVID-19 cho nhân viên y tế

https://suckhoe.us/photos/174/yhocduphong/sotayCovid19/image010.png

Phơi nhiễm qua da: Da trực tiếp phơi nhiễm với một lượng lớn chất bẩn lây nhiễm nhìn thấy được ví dụ như máu, dịch tiết, phân hoặc chất thải của bệnh nhân

Phơi nhiễm qua niêm mạc: Niêm mạc ví dụ như niêm mặt mắt hoặc đường hô hấp phơi nhiễm trực tiếp với chất bẩn lây nhiễm như máu, dịch tiết, phân hoặc chất thải của bệnh nhân.

Vết thương do vật nhọn: Vết thương trên cơ thể gây ra do đồ vật nhọn đã từng tiếp xúc với máu, dịch tiết, phân hoặc chất thải của bệnh nhân.

Phơi nhiễm trực tiếp đường hô hấp: Khẩu trang bị tuột, mũi hoặc miệng tiếp xúc gần (trong phạm vi 1 mét) với một bệnh nhân xác định nhiễm mà không mang khẩu trang.

Phẫu thuật cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm

Yêu cầu về phòng phẫu thuật và dụng cụ bảo hộ y tế cho nhân viên

Sắp xếp bệnh nhân mổ ở phòng mổ áp lực âm. Xác định lại nhiệt độ, độ ẩm và áp lực của phòng mổ.

Chuẩn bị sẵn tất cả các đồ dùng cần thiết cho cuộc mổ và sử dụng các dụng cụ phẫu thuật dùng một lần nếu có thể.

Tất cả nhân viên phòng mổ (bao gồm phẫu thuật viên, bác sĩ/kỹ thuật viên gây mê hồi sức, điều dưỡng và phụ dụng cụ trong phòng mổ) nên mang dụng cụ bảo hộ y tế cá nhân trong phòng đệm trước khi bước vào phòng mổ: Mang 2 nón, khẩu trang N95, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ, bao giày, găng tay latex và mặt nạ chống độc có bộ lọc khí.

Phẫu thuật viên và điều dưỡng phụ dụng cụ nên mang thêm đồ phẫu thuật vô trùng dùng một lần.

Bệnh nhân nên mang nón và khẩu trang y tế dùng một lần tùy trường hợp.

Điều dưỡng hỗ trợ ở phòng đệm chịu trách nhiệm cung cấp các dụng cụ từ khu vực đệm vào phòng mổ áp lực âm.

Trong cuộc mổ, khu vực đệm và phòng mổ nên được đóng kín và cuộc mổ chỉ được thực hiện nên phòng mổ đang có áp lực âm.

Những nhân viên không có nhiệm vụ không được vào phòng mổ.

 

Quy trình khử trùng lần cuối

Chất thải y tế phải được xử lý như chất thải y tế liên quan COVID-19

Các thiết bị y tế dùng lại phải được khử trùng theo như quy trình khử trùng COVID-19 cho thiết bị y tế.

Đồ vải y tế phải được khử trùng và xử lý như quy trình khử trùng đồ vải nhiễm bẩn COVID-19

Đối với bề mặt vật dụng (trang thiết bị bao gồm bàn ghế, bàn mổ…):

① Chất bẩn máu, dịch tiết thấy rõ phải được loại bỏ trước khi khử trùng (xử lý theo quy  trình xử lý vết bẩn máu, dịch tiết )

② Tất cả bề mặt phải được lau chùi với dung dịch khử trùng chứa 1000 mg/L chlorine hoạt tính và để tiếp xúc với chất khử trùng trong ít nhất 30 phút.

Đối với sàn nhà và vách tường:

① Chất bẩn máu, dịch tiết thấy rõ phải được loại bỏ trước khi khử trùng (xử lý theo quy  trình xử lý vết bẩn máu, dịch tiết

② Tất cả bề mặt phải được lau chùi với dung dịch khử trùng chứa 1000 mg/L chlorine hoạt tính và để tiếp xúc với chất khử trùng trong ít nhất 30 phút.

Không khí trong phòng: Tắt bộ lọc của quạt (Fan filter unit). Khử trùng không khí bằng đèn tia cực tím trong ít nhất 1 giờ. Mở lại bộ lọc của quạt để làm sạch không khí trong ít nhất 2 giờ.

 

Quy trình xử lý thi thể của bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19

Dụng cụ bảo hộ y tế cho nhân viên: Nhân viên phải được cung cấp đầy dụng cụ bảo hộ y tế cá nhân bao gồm quần áo làm việc, mũ dùng một lần, găng tay dùng 1 lần và găng tay dài cao su dày, quần áo bảo hộ, khẩu trang N95 hoặc mặt nạ chống độc có bộ lọc khí, tấm bảo hộ mặt (face shield), giày làm việc hoặc ủng cao su, bao giày chống thấm, tạp dề chống thấm hoặc áo choàng chống thấm …

Xử lý thi thể: Bịt các lỗ trên cơ thể và khâu lại vết thương nếu có, ví dụ như miệng, mũi, tai, hậu môn, vết mở khí quản, bằng bóng vải cotton hoặc gạc có nhúng dung dịch khử trùng chưa 3000-5000 mg/L chlorine hoặc 0.5% axit peroxyacetic

Bọc thi thể bằng một tấm vải hai lớp được ngâm với chất khử trùng, và gói vào một tấm bọc thi thể hai lớp, chống rò rỉ, niêm phong kín và đã được ngâm với dung dịch khử trùng chứa chlorine.

Thi thể sẽ được vận chuyển bởi nhân trong khu cách ly của bệnh viện qua khu vực lây nhiễm vào một thang máy đặc biệt, ra khỏi khoa và thẳng đến nơi tập kết cố định để hỏa táng bằng xe đặc biệt càng sớm càng tốt.

Khử trùng lần cuối: Thực hiện quy trình khử trùng lần cuối tại khoa và thang máy.

Công nghệ thông tin trong việc dự phòng và kiểm soát dịch.

Giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi bệnh nhân cần khám bệnh

Hướng dẫn người dân tiếp cận các dịch vụ không-khẩn-cấp như điều trị bệnh mãn tính qua mạng internet nhằm làm giảm số lượt bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế. Điều này làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

Các bệnh nhân bắt buộc phải khám tại cơ sở y tế nên đặt lịch hẹn trước qua mạng, cung cấp các hướng dẫn về việc đi lại, chỗ đậu xe, thời gian đến khám, các biện pháp bảo vệ, phân tầng nguy cơ bệnh nhân, quy trình thăm khám, … Bệnh nhân thu thập đầy đủ thông tin qua mạng nhằm giúp bác sĩ cải thiện hiệu quả chẩn đoán và điều trị, đồng thời giảm thời gian một lần đi khám bệnh.

Khuyến khích bệnh nhân tận dụng các dịch vụ tự phục vụ điện tử để giảm việc tiếp xúc với người khác, qua đó làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

Giảm cường độ làm việc và nguy cơ nhiễm trùng của nhân viên y tế

Cập nhật kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia thông qua tư vấn online hoặc hội chẩn đa chuyên khoa để đạt được phương pháp điều trị tối ưu cho các ca bệnh khó và phức tạp.

Thực hiện việc khám bệnh toàn khoa (đi round) từ xa nhằm làm giảm những nguy cơ nhiễm không đáng có cũng như giảm cường độ công việc của nhân viên y tế đồng thời tiết kiệm được dụng cụ bảo hộ.

Truy cập dữ liệu mới nhất về tình trạng sức khỏe bệnh nhân qua Hệ thống sức khỏe điện tử hoặc mã QR (lưu ý: mọi người cần có MÃ XANH trong Hệ thống sức khỏe điện tử để có thể đi lại trong thành phố) và bảng câu hỏi dịch tễ trực tuyến nhằm phân tầng nguy cơ cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân có sốt hoặc là ca nghi ngờ, đồng thời vẫn phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm một cách hiệu quả.

Bệnh án điện tử của bệnh nhân tại các Phòng khám sàng lọc và hệ thống chẩn đoán hình ảnh CT được hỗ trợ bởi AI có thể giúp làm giảm cường độ làm việc, nhanh chóng xác định các ca nguy cơ cao và tránh bỏ sót chẩn đoán.

 

Xem tiếp: Sổ tay dự phòng và điều trị COVID-19 (P3)

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top