Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ:
Trẻ em sức đề kháng yếu không đủ mạnh để chống lại các tác nhân xấu gây hại cho cơ thể. Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa do uống sữa hoặc ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Nhiều trường hợp mắc các bệnh lý ở đường hô hấp, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Biểu hiện: Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn chất nhầy. Trường hợp nặng có thể đau bụng hoặc phân có lẫn máu.
Khi trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và khuẩn có lợi, do đó khiến sức đề kháng của trẻ suy yếu, gây rối loạn tiêu hóa.
Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh sẽ có biểu hiện đi ngoài nhiều lần, không sốt, không đau bụng.
Khi ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm tươi sống, bị ôi thiu hoặc quá trình chế biến, bảo quản không sạch sẽ, khiến trẻ bị ngộ độc thức ăn, gây rối loạn tiêu hóa.
Biểu hiện: Trẻ nôn nhiều lần, tiêu chảy, đau bụng, có thể bị sốt, phân có lẫn nhầy hoặc máu.
Khi trẻ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột… cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Lúc này, trẻ sẽ có triệu chứng buồn nôn, nôn.
Việc chăm sóc và cho trẻ ăn rất quan trọng. Nếu trẻ ăn quá nhiều thực phẩm béo, chế biến sẵn hoặc những thực phẩm giàu protein, đồ uống có ga… cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Đưa trẻ đi khám khi tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài không khỏi để có loại thuốc chữa bệnh phù hợp. Việc dùng đúng thuốc, đủ liều lượng sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho trẻ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh