✴️ Bệnh viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh có thể gây tử vong cho trẻ nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bài viết dưới đây đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

 

1. Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Các bác sĩ cho biết: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như listeria, coli… và các vi khuẩn gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi sinh liên quan tới thời gian vỡ ối của người mẹ. Trẻ cũng có thể bị bệnh ngay khi chào đời do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của mẹ.

Bệnh viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh có thể gây tử vong cho trẻ nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách

Bệnh viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh có thể gây tử vong cho trẻ nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh còn phổ biến ở những trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân. Do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên trẻ thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Do đó, khi trẻ bú mẹ thường hay bị nôn, trớ. Nếu sữa bị hít nhầm vào khí quản, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt. Lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi cao.

Ngoài ra, một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

 

2. Dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

- Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sớm (sau sinh từ 12 giờ đến vài ngày), diễn tiến nhanh và nặng.

- Ở trẻ sơ sinh, do đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng dễ bị bỏ qua. Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý, tránh việc bỏ qua các triệu chứng khiến bệnh tình của con thêm nghiêm trọng.
- Triệu chứng ban đầu: Trẻ bú kém hoặc bỏ bú; sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt; thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.
- Khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng. Các triệu chứng khi bệnh nặng là: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái…

 

3. Phòng bệnh như thế nào?

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu cần kiểm tra thai định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời khi xảy ra những bất thường của thai nhi. Thực hiện sinh con tại cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho sản phụ và trẻ sơ sinh. Cần chăm sóc tốt cho bà mẹ và trẻ sau khi sinh. Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ càng sớm càng tốt và hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Giữ vệ sinh cho trẻ. Người chăm sóc phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn. Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã… phải sạch, khô, vô trùng, tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top