✴️ Bị đầy hơi ăn không tiêu

Nội dung

Bị đầy hơi ăn không tiêu, nôn trớ là những hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là ở các bé từ 1-5 tuổi. Triệu chứng này có thể là do trẻ bị đau bụng do ngộ độc thức ăn, do chế độ ăn uống, do đau bụng giun, nhưng nguy hiểm hơn, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đã bị một số bệnh lý đau bụng cấp như: viêm ruột thừa, lồng ruột, thoát vị bị nghẽn, tắc ruột, …

 

Trẻ bị đau bụng, đầy hơi ăn không tiêu, nôn trớ là bệnh gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thì tình trạng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, hay nôn trớ, đi ngoài phân sống,… là những biểu hiện rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ nhỏ.

Tình trạng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, hay nôn trớ, đi ngoài phân sống,… là những biểu hiện rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ nhỏ

Tình trạng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, hay nôn trớ, đi ngoài phân sống,… là những biểu hiện rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ nhỏ

 

Tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để có thể phát hiện ra một số biểu hiện đặc trưng của các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp nhất liên quan đến chứng trẻ bị đầy hơi, ăn không tiêu:

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một trong những nguyên nhân mà các bậc cha mẹ hay nghĩ đến đầu tiên mỗi khi bé có triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu.  Ngoài ra, trẻ còn có những triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm là nôn, tiêu chảy, có khi phân lẫn máu, sốt và ớn lạnh.

Trong trường hợp này, chúng ta phải cho bé uống thật nhiều nước, ăn những thực phẩm lỏng dễ tiêu như cháo, súp để tránh mất nước, có thể chọn giữa việc chăm sóc tại nhà hoặc đưa bé đến cơ sở y tế để chữa trị.

Do chế độ ăn uống không hợp lý

Đau bụng, đầy hơi ăn không tiêu ở trẻ cũng có thể xảy ra do cha mẹ cho trẻ ăn lượng quá nhiều một lúc, hoặc ăn quá nhiều loại thực phẩm khác nhau một lúc.

Khi bé khi bị đầy hơi đau bụng do chế độ ăn uống không hợp lý các mẹ phải thay đổi lại khẩu phần ăn cũng như thực đơn hàng ngày cho bé, hạn chế ăn các loại thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy bụng. Bên cạnh đó các mẹ có thể dùng khăn (hoặc gạc) thấm nước ấm, vắt khô rồi đắp lên bụng, mát-xa nhẹ nhàng trên vùng bụng cho bé; nướng một tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé, hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của men tiêu hóa sau khi đã hỏi ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ.

Viêm ruột thừa

Việc chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ thường khó khăn do các triệu chứng không rõ và đôi khi là do bé quá đau, quá sợ nên không chịu hợp tác với bác sĩ. Các triệu chứng thường gặp của bệnh này là đau bụng, đầy hơi, cơn đau liên tục và tăng dần, buồn nôn, sốt nhẹ, trẻ quấy khóc.

Đây là bệnh ngoại khoa cấp cứu nên cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám bệnh ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ viêm ruột thừa, không nên tự ý điều trị tại nhà, để có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm như thủng ruột thừa hay viêm phúc mạc.

Lồng ruột

Đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ, tỉ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là những bé dưới 2 tuổi, hơi bụ bẫm, Trẻ bị lồng ruột có các triệu chứng như đau bụng từng cơn, trả quấy khóc, khóc thét lên, có thể nôn hoặc đi ngoài ra máu.

Trẻ bị lồng ruột cũng cần điều trị sớm đúng cách nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tiêu hóa lớn sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để điều trị cho các bé bị lồng ruột.

Tắc ruột

Đau bụng, đầy hơi ăn không tiêu còn có thể là triệu chứng của bệnh tắc ruột. Tắc ruột khiến thức ăn không được di chuyển xuống dưới để tiếp tục quá trình tiêu hóa, do bị ứ động thức ăn nên mạch máu nuôi thành ruột cũng bị bế tắc, khiến đoạn ruột này bị thiếu máu và lâu dần sẽ bị hoại tử, bị vỡ ra, dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng đó là viêm phúc mạc.

Trường hợp này các bậc phụ huynh cũng không được để các bé ở nhà chữa trị mà cần đưa bé đến ngay bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Thoát vị bị nghẽn

Giống như tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn cũng là một trong những bệnh lý cấp cứu phẫu thuật. Các triệu chứng của bệnh này ngoài cơn đau bụng, tình trạng đầy hơi, trẻ còn bị nôn, không thể xì hơi và không đi ngoài được.

Cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi phát hiện thấy con có những triệu chứng của bệnh.

 

Khuyến cáo

Dù trẻ bị đau bụng, đầy hơi ăn không tiêu, nôn trớ, … do nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì nguyên tắc chung trong việc xử trí với tình trạng đó là các bậc phụ huynh không được tự ý mua thuốc cho bé sử dụng thuốc, nhất là thuốc giảm đau hoặc kháng sinh vì việc này không chỉ gây khó khăn cho việc chẩn đoán sau này mà còn khiến các bé có nguy cơ cao bị biến chứng, đe dọa đến tính mạng. Khi các bé xuất hiện triệu chứng nghi ngờ là đau bụng cấp do viêm ruột thừa, lồng ruột, tắc ruột, cha mẹ cần khẩn trương đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời chữa trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top