✴️ Các bệnh về tiêu hóa ở trẻ em thường gặp trong các thời điểm gia mùa

Nội dung

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong các bệnh về tiêu hóa ở trẻ em thường gặp, đặc biệt là vào các thời điểm giao mùa.
Trẻ đại tiện 3 lần hoặc trên 3 lần một ngày thì được coi là bị tiêu chảy. Nguy cơ lớn nhất của bệnh này là gây ra tình trạng mất nước và phần lớn chất điện giải nên cơ thể sẽ bị suy kiệt. Bệnh tiêu chảy nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể tử vong ở trẻ. Theo thống kê, có tới 71/100 trẻ tử vong do nguyên nhân là mất nước. Các siêu vi trùng thường gây bệnh tiêu chảy là siêu vi rota và vi khuẩn E.coli, có mặt hầu hết ở các nơi dơ bẩn và trong thức ăn thiếu vệ sinh.

 

Bệnh tả

Bệnh tả vừa có tín nguy hiểm cao lại có khả năng lây lan thành đại dịch nhanh

Bệnh tả vừa có tín nguy hiểm cao lại có khả năng lây lan thành đại dịch nhanh

Bệnh tả là một bệnh nguy hiểm trong tốp các bệnh về tiêu hóa ở trẻ em. Bệnh vừa có thể làm tử vong nhanh chóng vừa dễ lây lan thành đại dịch, đặc biệt, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh này vì sức đề kháng còn non yếu, khả năng miễn dịch kém hơn so với người lớn.
Ba triệu chứng chủ yếu khi mắc bệnh tả: tiêu chảy ra nước ồ ạt, nôn ói liên tục, đau bụng, bệnh nhân đi ngoài liên tục, không cầm được, phân toàn nước màu trắng đục. Dẫn tới, bệnh nhân bị mất nước nhiều, kiệt sức và gây tử vong rất nhanh.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tả là do vi khuẩn, các loại vi khuẩn gây tả thường ẩn nấp ở những nơi dơ bẩn, nguồn nước kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, chưa nấu chín hay để ruồi nhặng đậu vào. Khi chúng ta ăn uống trong môi trường đó, các loại vi trùng nói trên sẽ theo thức ăn vào bộ máy tiêu hóa, chúng phát triển và bài tiết ra nhiều chất độc gây bệnh làm tử vong, gây thành dịch.
Để phòng ngừa, cần phải giữ vệ sinh ăn uống, đảm bảo ăn sạch, uống sôi,..


Bệnh kiết lỵ
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do ký sinh trùng amibe và trực khuẩn shigella gây ra, người bị kiết lỵ đi đại tiện ra phân rất ít và thường kèm theo đàm và máu. Bên cạnh đó là các triệu chứng đi cùng như chứng sốt, đau bụng, luôn có cảm giác muốn đi cầu, cứ thế trẻ em lả dần, vật vã, hôn mê rồi tử vong.


Bệnh sa trực tràng
Sa trực tràng là hậu quả của bệnh về tiêu chảy hoặc kiết lị lâu ngày, hiện tượng phần cuối ruột gắn với hậu môn (trực tràng) bị lòi ra ngoài một cách tự nhiên hoặc khi rặn mạnh, nhìn như một vòng tròn màu đỏ, khi trẻ ho hay khóc nhiều cũng có thể như vậy. Chứng này thường điều trị được bằng thuốc, rất ít khi phải phẫu thuật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top