Cần xác định rõ trẻ có thực sự bị táo bón hay không thông qua các dấu hiệu nhận biết táo bón. Xác định nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.
Sau khi xác định chính xác trẻ bị táo bón thì tiến hành tháo phân. Làm rỗng đại tràng, kích thích đại tràng thải phân bằng cách dùng thảo dược nhuận tràng hoặc massage bụng tăng nhu động ruột.
Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa như Probiotic (vi khuẩn có lợi), Prebiotic (chất xơ hòa tan), vitamin C, khoáng chất giúp tiêu hóa hoàn toàn thức ăn. Tăng cường hấp thu dinh dưỡng, làm tơi xốp phân giúp đại tiện dễ dàng, lấy lại phản xạ đại tiện hàng ngày cho trẻ.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn đầy đủ, cân đối thành phần dinh dưỡng, chế độ ăn giàu chất xơ từ rau xanh, quả chín và uống đủ nước. Tăng cường vận động, massage bụng cho trẻ hàng ngày từ 2 – 3 lần khi đói. Duy trì cho trẻ thói quen tập đi đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định. Nên tập cho trẻ vào thời điểm sau bữa ăn tối vì lúc này các nhu cầu ruột hoạt động thuận lợi cho việc đẩy phân ra ngoài.
Để trả lời cho câu hỏi “trẻ em bị táo bón phải làm thế nào?” GS.TS Nguyễn Khánh Trạch khuyên các mẹ nên:
Tập thể dục thể thao như chạy nhảy, nô đùa giúp trẻ tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn.
Trẻ uống nhiều nước giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả, làm ẩm thức ăn, giúp thức ăn dễ được tiêu hóa và bài tiết ra ngoài.
Bên cạnh đó chế độ ăn cho trẻ là yếu tố quyết định kết quả điều trị táo bón ở trẻ. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đủ dinh dưỡng. Kết hợp các nhóm thực phẩm có tác dụng nhuận tràng trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ.
Nắm lấy hai cổ chân trẻ, di chuyển để chân trái và chân phải lần lượt chuyển động lên – xuống sao cho khi đưa chân lên thì đầu gối chạm vào bụng theo động tác đạp xe đạp. Các chuyển động này kích thích nhu động ruột, giúp trẻ đi tiêu dễ dàng.
Nắm hai cổ chân hoặc cẳng chân của trẻ, đẩy về phía bụng để hai gối trẻ gập lại, giữ trong vài giây. Tiếp đó, nhẹ nhàng kéo chân trẻ duỗi ra trở lại. Lặp lại động tác này vài lần sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đầy hơi. Động tác này còn kích thích hoạt động của ruột, là một trong các cách trị táo bón cho trẻ rất hiệu quả.
Mỗi ngày cho trẻ tắm nước ấm từ 8 – 12 phút và giúp trẻ thư giãn trong bồn chậu để phân được di chuyển dễ dàng hơn.
Muốn chữa táo bón cho trẻ trước hết phải rèn thói quen đi đại tiện. Hàng ngày vào một giờ nhất định cho trẻ ngồi vào bô đại tiện, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được hãy kiên trì cho trẻ thực hiện (khoảng 10 – 15 phút), sau vài tuần trẻ có thể hình thành thói quen phản xạ đi ngoài.
– Các bác sĩ sẽ xác định trẻ đang có tồn ứ phân cứng trong trực tràng hay không. Nếu có, một số biện pháp sẽ được thực hiện ngay để lấy ngay phân tồn ứ ra như bơm hậu môn, thụt tháo hoặc thuốc nhuận trường uống liều cao trong 5-7 ngày liên tiếp. Sau khi đã lấy phân tồn ứ, trẻ sẽ được uống thuốc nhuận trường liều duy trì.
– Lưu ý sử dụng thuốc nhuận trường duy trì:
– Có nhiều loại thuốc nhuận trường
– Một số thuốc trị táo bón cho trẻ được chứng minh hiệu quả hơn cả hiện nay là Polyethylene glycol, đã được hầu hết các hướng dẫn điều trị chọn là lựa chọn hàng đầu. Kế sau đó có thể kể đến lactulose và sorbitol, nếu trong điều kiện không có Polyethylene glycol. Các loại thuốc nhuận trường khác như dầu khoáng, magie-sulphat, thảo dược senna ít được sử dụng ở nước ta.
Với những trường hợp trẻ bị táo bón thoáng qua thì chỉ cần chăm sóc tại nhà, điều chỉnh lại chế độ ăn đầy đủ chất xơ (trái cây, rau xanh), uống đủ nhu cầu nước hàng ngày. Song nếu trẻ bị táo bón rơi vào một trong các trường hợp sau cần đưa trẻ đi khám bác sĩ:
Trên đây là các phương pháp điều tị táo bón ở trẻ em mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ. Tuy nhiên cần hết sức thận trọng trong việc sử dụng các thuốc điều trị táo bón nhất là thuốc nhuận tràng và thuốc thụt tháo. Có thể tham khảo các mẹo chữa táo bón ở trẻ em vẫn được dùng trong dân gian. Để ý tình trạng đi ngoài của trẻ thường xuyên để phát hiện sớm các biến chứng táo bón ở trẻ để kịp thời xử trí. Tốt nhất nên chủ động phòng bệnh táo bón ở trẻ.
Xem thêm: 6 Cách làm mềm phân tự nhiên
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh